Dù khủng hoảng, Hongkong vẫn giữ vững cam kết với các giá trị nền tảng. (Ảnh: liberal-debutante)
Theo báo cáo thường niên “Tự do kinh tế thế giới 2009” của Viện CATO (Mỹ) công bố ngày 15/9, Đặc khu hành chính Hongkong (Trung Quốc) tiếp tục được đánh giá là nền kinh tế tự do nhất thế giới.
Đây là năm thứ 13 liên tiếp, Hongkong đứng đầu bảng xếp hạng này.
Đại diện của Hongkong tại Mỹ, Donald Tong, cho biết bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, Hongkong vẫn giữ vững những cam kết với các giá trị nền tảng của mình và tiếp tục củng cố vị thế Hongkong như là một trung tâm tài chính, kinh doanh và hậu cần quốc tế.
Báo cáo trên sử dụng 42 phương pháp khác nhau để tạo ra một chỉ số xếp hạng các nền kinh tế dựa trên những chính sách khuyến khích tự do kinh tế.
Dựa trên số liệu từ năm 2007, thời điểm gần nhất có được các số liệu toàn diện, báo cáo đã xếp hạng 141 nền kinh tế. Trên thang điểm 10, kinh tế Hongkong đạt 8,97 điểm, tiếp đến là Singapore với 8,66 điểm. Mỹ đứng thứ 6 với 8,06 điểm.
Báo cáo “Tự do kinh tế thế giới” đầu tiên công bố vào năm 1996 là kết quả của 10 năm nghiên cứu của một đội ngũ gồm các gương mặt từng đoạt giải Nobel cùng hơn 60 học giả hàng đầu trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, khoa học chính trị, luật đến triết học./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Trung Quốc là thị trường tự cung tự cấp ngô, song việc hạn hán đang đe doạ làm giảm 10% sản lượng. Theo các nhà phân tích, mặc dù Trung Quốc chưa phải nhập khẩu ngay, song nếu điều đó xảy ra sẽ làm nóng bừng lên thị trường thức ăn chăn nuôi thế giới.
Tối 3/10, Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ hai giữa 5 quốc gia Tiểu vùng sông Mekong (gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar) và Nhật Bản tại tỉnh Siem Reap, miền Bắc Campuchia, đã kết thúc với cam kết tăng cường hợp tác trong khu vực.
Trước nguy cơ cơn bão nhiệt đới Parma với cường độ mạnh chuẩn bị đổ bộ vào Philippines, Tổng thống nước này Gloria Arroyo ngày 2/10 đã đặt toàn bộ đất nước này trong "tình trạng thảm họa thiên tai".
Theo một quan chức Mỹ, Iran ngày 1/10 đã đồng ý trên nguyên tắc chuyển uranium đã được làm giàu tới Nga để tinh chế thành nhiên liệu cho một lò phản ứng nhỏ sản xuất chất đồng vị phục vụ y học.
Hãng tin Yonhap ngày 5/10 cho biết Hàn Quốc đã kiểm tra các container của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trên một tàu chở hàng, nhưng không tìm thấy hàng hóa khả nghi.
Ngày 30/9, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva tuyên bố vấn đề tranh chấp biên giới giữa Thái Lan với Campuchia tại khu vực gần ngôi đền cổ Preah Vihear cần được giải quyết trong khuôn khổ đàm phán song phương thông qua Ủy ban Biên giới Hỗn hợp Thái Lan-Campuchia.
Ủy ban Tổng tuyển cử Indonesia vừa chính thức công bố Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono, 59 tuổi, thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 8-7 vừa qua ở nước này sau khi Tòa án Hiến pháp Indonesia bác đơn khiếu nại của hai ứng cử viên thất cử là bà Megawati Sukarnoputri và ông Jusuf Kalla và hai ứng viên này chấp nhận phán quyết của tòa.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.