Israel sẽ không từ bỏ việc xây dựng các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây. (Ảnh: Reuters)
Ngày 2/7, trong chuyến thăm một thị trấn của người Israel gốc Arập, Ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman đã bác bỏ khả năng nối lại đàm phán hòa bình với chính quyền Palestine.
Ngoại trưởngLieberman cũngkhẳng định Israel sẽ không từ bỏ việc xây dựng các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây. Ông Lieberman đưa ra lập trường cứng rắn này nhằm phản ứng lời kêu gọi của Washington yêu cầu chính quyền Tel Aviv ngừng ngay việc xây dựng các khu định cư Do Thái trên các vùng lãnh thổ chiếm đóng sau cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967. Ông Lieberman đã coi yêu cầu trên của Mỹ là "bất công" và tuyên bố Israel sẽ "không bao giờ chấp nhận nhượng bộ". Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Israel Danny Ayalon cũng tuyên bố bất chấp sức ép của Mỹ, Israel sẽ không ngừng xây dựng các khu định cư trên vùng lãnh thổ chiếm đóng trái phép của Palestine. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak cho biết Tel Aviv có thể cân nhắc việc tạm ngừng xây dựng các khu định với điều kiện các nước Arập phải bình thường hóa quan hệ với Israel. Những phát biểu trên cho thấy lập trường khác xa nhau giữa chính quyền cánh hữu ở Israel với chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong vấn đề giải quyết xung đột với Palestine. Trong khi ông Obama muốn thực thi chính sách mới nhằm khôi phục hình ảnh nước Mỹ trong thế giới Arập và tuyên bố ủng hộ vô điều kiện đối với giải pháp hai nhà nước thì Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định chỉ thừa nhận một nhà nước Palestine độc lập với điều kiện Palestine phải công nhận Israel là Nhà nước Do Thái, nhà nước Palestine tương lai phải phi quân sự hóa hoàn toàn, người tị nạn Palestine không có quyền hồi hương và Israel sẽ không dỡ bỏ các khu dịnh cư Do Thái lớn ở Bờ Tây - những điều kiện mà người Palestine không bao giờ có thể chấp thuận. Trong bối cảnh này, giới phân tích cho rằng tiến trình hòa bình Trung Đông sẽ còn gặp rất nhiều chông gai./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phóng một loạt tên lửa tầm ngắn hôm 2/7 có thể là sự mở màn cho một vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hướng tới đảo Hawaii đúng vào Ngày Độc lập của Mỹ (4/7).
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-Hwan ngày 2/7 kêu gọi ký với Mỹ một hiệp ước hạt nhân mới cho phép Seoul được tái chế plutôni nhằm mục đích thương mại dân sự.
Ngày 3/7, người đứng đầu Hội đồng Giám hộ của Iran, ông Ahmad Jannati, nói rằng một số nhân viên người Iran làm việc cho Đại sứ quán Anh ở thủ đô Tehran bị bắt giữ mới đây sẽ bị đưa ra xét xử vì liên quan đến tình trạng bạo loạn sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua tại Iran.
Theo AFP, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 14-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tần Cương cho biết: "Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ các diễn biến và phối hợp với các nước có liên quan để thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho các tổ chức và người dân Trung Quốc ở nước ngoài".
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.