Châu Á sẽ dẫn đầu và đưa kinh tế thế giới tới con đường phát triển không khủng hoảng với mô hình tăng trưởng đề cao tính bền vững.
Dẫn đầu bởi châu Á, vai trò của các nền kinh tế mới nổi trên toàn cầu đang gia tăng đều đặn trong những năm gần đây. Đối với các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, tăng trưởng bền vững không còn là một thách thức toàn cầu đối với họ. Thay vào đó, vấn đề của họ là một chiến lược tăng trưởng mang tính quốc gia.
Trong vài thập kỷ tới, hầu hết tất cả những tăng trưởng của thế giới trong tiêu thụ năng lượng, đô thị hóa, sử dụng ô tô, du lịch hàng không, và lượng khí thải carbon sẽ đến từ các nền kinh tế mới nổi. Vào giữa thế kỷ 21, số người sống trong những nền kinh tế có thu nhập gia tăng sẽ lên tới 4,5 tỷ người từ con số 1 tỷ ở hiện tại. GDP toàn cầu sẽ tăng ít nhất 3 lần trong 30 năm tới, so với con số khoảng 60.000 tỷ USD hiện tại.
Nếu các nền kinh tế mới nổi cố gắng để đạt được mức thu nhập trung bình của các quốc gia phát triển bằng cách thực hiện một mô hình gần giống họ, các tác động xấu tới nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sẽ là rất lớn và nguy hiểm.
Tới một giới hạn nào đó, quá trình này có thể bị ngưng trệ hoàn toàn. Vấn đề chi phí và an ninh năng lượng, chất lượng không khí, khí hậu, hệ sinh thái trên đất liền và trong lòng đại dương, an ninh lương thực, và nhiều vấn đề khác nữa sẽ bị đe dọa.
Tuy nhiên, xu hướng tập trung sẽ bị đảo ngược trong vòng 10 năm kể từ bây giờ bởi 2 người khổng lồ, Ấn Độ và Trung Quốc. Dân số tại 2 quốc gia này đã chiếm gần 40% dân số thế giới. Mặc dù GDP kết hợp của 2 quốc gia này hiện tại vẫn chỉ chiếm khoảng 15% sản lượng toàn cầu nhưng nó có xu hướng gia tăng nhanh chóng.
Vào giữa thế kỉ 21, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ có 2,5 tỷ người có thu nhập cao trong tổng số 3,5 tỷ người đạt được tiêu chuẩn này trên toàn thế giới. 2 nước này sẽ giúp GDP toàn cầu tăng ít nhất gấp đôi trong 30 năm tới, ngay cả trong trường hợp không có sự tăng trưởng ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Có một điều ngày càng được nhận thức rộng giữa những người hoạch địch chính sách, các doanh nghiệp và công dân ở Trung Quốc và Ấn Độ, và rộng hơn là châu Á rằng, hướng phát triển lịch sử mà các quốc gia phát triển đã sử dụng sẽ không có hiệu quả đối với họ. Mọi thứ đã thay đổi, tình trạng kinh tế thế giới hiện tại, những cơ hội, thách thức cũng như những cuộc khủng hoảng mà họ đang phải đối mặt.
Những quốc gia đang phát triển sẽ phải tìm ra mô hình phát triển mới để đạt được trình độ như của các quốc gia phát triển hiện nay. Trong mô hình đó, các nền kinh tế mới nổi, cụ thể hơn chủ yếu là những quốc gia châu Á nên nhận thức rằng, sự bền vững phải trở thành một phần quan trọng của tăng trưởng. Các mô hình cũ sẽ vô tác dụng. Họ phải biết rút ra những bài học từ khủng hoảng nợ châu Âu, từ những thách thức tài chính mà Mỹ phải đối mặt, từ những bạo động chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.
Đối với Ấn Độ và Trung Quốc nói riêng, tính bền vững không còn là một thách thức toàn cầu mà nó trở thành một vấn để phát triển dài hạn. Trung Quốc gần đây đã quyết định hạ mục tiêu tăng trưởng, đề cao phát triển bền vững, công bằng và bảo vệ môi trường. Quá trình tìm ra một con đường tăng trưởng mới đã bắt đầu. Sự xuất hiện của tính bền vững như là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tăng trưởng tương lai của những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Khi các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á tìm được một mô hình tăng trưởng mới, giảm thiểu các tác động đối với môi trường, xã hội, rút ra những bài học từ những thách thức lớn mà các nước phát triển đang gặp phải, tương lai của thế giới có thể sẽ thay đổi, những cuộc khủng hoảng năng lượng, tài chính sẽ không còn xảy ra.
()Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com