Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010: Châu Á đứng trước hai rủi ro chính trị lớn

Hãng tin Reuters tại Singapore đưa tin, một năm trước giai đoạn cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà đầu tư giữ vững lòng tin với châu Á đã gặt hái được khá nhiều thành công. Bởi vì thị trường của khu vực này đã né tránh một cách ngoạn mục khỏi tác động của cơn bão tài chính, khiến các nhà đầu tư kiếm được bộn tiền.

Viễn cảnh kinh tế trong năm 2010 dường như lạc quan hơn nhiều. Nhưng cùng với việc xuất hiện bong bóng thị trường và những cá cược nền kinh tế đang bình ổn quay trở lại quỹ đạo, thì thị trường châu Á lại đang bao trùm một mối nguy mới, trừ phi khu vực này có thể né tránh thành công những rủi ro xấu về chính trị.

Đối với kinh tế thế giới, hai chương trình nghị sự quan trọng nhất vào năm sau đều mang tính chính trị: Một là, quan hệ then chốt Mỹ - Trung Quốc; Hai là, khi nào thì các nước kết thúc các biện pháp kích thích kinh tế đối phó với khủng hoảng và làm thế nào để phối hợp rút lui.

Các nhà đầu tư châu Á cần cảnh giác, các sự kiện xung đột chính trị có thể đột nhiên thay đổi bản đồ rủi ro của khu vực.

Do những nghi vấn đề tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il liên tục không ngừng, cộng thêm kinh tế nước này ngày càng sa sút, tình hình Triền Tiên biến động có thể là nhân tố bất ổn mang ý nghĩa sâu xa của khu vực này. Ngoài ra, nguy cơ xảy ra xung đột giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân là Ấn Độ và Pakistan lại leo thang. Nếu Ấn Độ lại xảy ra các vụ khủng bố tấn công, sẽ dẫn đến khả năng xung đột Ấn Độ – Pakistan.

“Nhiều rủi ro về chính trị, an ninh và quân sự đang hội tụ tại châu Á”, ông Michael Denison, Giám đốc nghiên cứu cơ quan tư vấn “kiểm soát rủi ro” London nhấn mạnh. “Hiện tại, mọi người đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân suy thoái toàn cầu, nhưng viễn cảnh phục hồi kinh tế quá mờ mịt”.

Mỹ và Trung Quốc đã là hai cường quốc chính trị, hiện đang được gọi với cái tên “hai cực G2”, ảnh hưởng của nó vượt xa các quốc gia khác. Năm 2010, Trung Quốc có thể vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Quan hệ Mỹ - Trung không chỉ định hình mối quan hệ quốc tế trong 1 năm hay 10 năm tới, mà còn trong cả thế kỷ 21, sẽ đều là nhân tố then chốt xây đắp vận mệnh của nhân loại.

Nhưng cũng giống như các mối quan hệ song phương quan trọng khác, quan hệ Mỹ - Trung không phải mà một con đường bằng phẳng.

Cùng với sự phân tán của cơn bão kinh tế, sức ép đòi tăng giá mà đồng Nhân dân tệ Trung Quốc vào năm 2010 phải đối mặt ngày càng tăng. Nhưng Bắc Kinh lại không muốn đồng NDT tăng giá quá nhanh, vì điều này sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, cũng không muốn bị Washington hay bất cứ ai khác chỉ đạo. Đồng thời tại Mỹ, sự suy yếu của đồng NDT được coi là biện pháp chủ nghĩa bảo hộ, đe dọa tới sự phục hồi kinh tế Mỹ.

Phát súng nổ ra trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã có thể ngửi thấy “mùi thuốc súng”. Tháng 9, Mỹ đã đánh thuế phạt đối với lốp xe Trung Quốc, khiến nước này tung ra các biện pháp đáp trả.

Từ Bình Nhưỡng đến Rangoon, từ Tehran đến Khartoum, Bắc Kinh hiện đang ủng hộ một số chính quyền mà Mỹ cho rằng không thể tha thứ, điều này cũng đã gia tăng thêm những rủi ro đối đầu chính trị giữa hai nước Trung -  Mỹ.

Hầu hết các nhà phân tích cho rằng, Washington và Bắc Kinh đều nhận thức rõ được các rủi ro nói trên. Bởi vì bất kỳ một sự tranh chấp nào cũng đều đe dọa tới nền kinh tế toàn cầu, nên hai nước đều tìm cách kìm chế. Nhưng hai nước vẫn chưa tìm thấy một con đường nào có thể giải tỏa những bất đồng, vì thế nguy cơ hai nước nảy sinh hiểu nhầm hoặc mối quan hệ đi xuống đều là những tồn tại thiết thực.

Đối với châu Á hay thế giới, rủi ro chính trị cốt lõi thứ hai chính là: Làm thế nào xử lý những hậu quả để lại từ các biện pháp kích thích kinh tế. Trong hai năm qua, chính những biện pháp này đã hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu không bị cơn bão kinh tế nuốt trọn.

Nếu chính phủ các nước rút lui các biện pháp kích thích quá sớm, như vậy sẽ cản trở kinh tế tăng trưởng. Nhưng nếu giữ các chính sách nới lỏng tiền tệ quá lâu, không chỉ có thể gây ra lạm phát, mà còn có thể xuất hiện bong bóng giá tài sản mang tính hiểm họa toàn cầu. Còn về tầm quan trọng của Trung Quốc đối với sự phục hồi toàn cầu, dấu hiệu bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán tại Trung Quốc khiến người ta lo lắng nhất.

Một nguy cơ rủi ro khác mà các nhà đầu tư phải đối mặt đó là, liệu các nước có thắt chắt cơ chế quản lý vốn trong quá trình nỗ lực ngăn chặn bong bóng, kìm chế dòng tiền nóng chảy về hay không. Theo các nhà phân tích, điều này có thể là vấn đề chính trong năm 2010 của Ấn Độ và Indonesia.

Trong nội bộ các nước, trong việc nỗ lực bảo đảm kinh tế tăng trưởng giữa chính phủ và ngân hàng trung ương đang trong nỗi lo về vấn đề lạm phát và bong bóng cũng có thể phát sinh mâu thuẫn. Điều này có thể dẫn đến những quyết sách tồi tệ, khiến chính sách khó mà dự báo. Vấn đề va chạm chính sách đã xuất hiện tại Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc có thể là những nước tiếp theo phải đối mặt.

(Theo Trang tin VN&QT // Reuters)

  • Thế giới trong năm 2010: Trung Quốc tiếp tục sứ mệnh kinh tế không ngừng của mình
  • Malaysia sẽ xây “thành phố không gian” siêu hiện đại
  • Trung Quốc dự báo tăng trưởng 9,5% vào năm 2010
  • Trung Quốc phản đối Mỹ áp thuế chống phá giá ống thép
  • Điện gió: kinh nghiệm Trung Quốc
  • Đài Loan thu phí ô nhiễm nguồn nước
  • Nhận quà của mẹ, Thủ tướng Nhật phải trả thuế
  • Trung Quốc quyết tâm xuất khẩu tên lửa vũ trụ