Hôm qua (9/12), tại hội nghị diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt thế giới tổ chức tại thủ đô Doha (Qatar), Quốc vương Qatar Sheikh Hamad Bin Khalifa Al-thani đã kiến nghị nên neo giá khí đốt theo giá dầu mỏ quốc tế, nhằm thay đổi tình trạng giá khí đốt quá thấp.
Ông Hamad cho rằng: “Từ đầu năm nay, giá dầu quốc tế đã tăng trở lại, nhưng giá khí đốt lại không như vậy, hy vọng đây chỉ là tình trạng tạm thời”.
Ông kiến nghị, các nước thành viên nên phân tích nguyên nhân tại sao giá khí đốt có khoảng cách xa hơn so với giá dầu mỏ, cuối cùng thực hiện cơ chế neo giá khí đốt với giá dầu mỏ.
Bộ trưởng Năng Lượng Qatar Abdullah al-Attiyah bày tỏ sự tán thành với lời đề nghị của Quốc Vương Hamad. Theo ông này, về vấn đề giá cả, khí đốt – nguồn năng lượng sạch bảo vệ môi trường này vẫn chưa được “đối xử công bằng”, giá khí đốt nên neo theo giá dầu mỏ.
Cùng ngày hôm qua, Bộ trưởng Năng lượng và đại diện các nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu khí đốt đã tham dự vào diễn đàn hội nghị kéo dài trong hai ngày. Hội nghị đã bầu ông Leonid Bokhanovski – Phó tổng giám đốc công ty đồ án thiết kế tổng hợp trong lĩnh vực dầu lửa Stroytransgaz (Nga) làm Tổng thư ký đầu tiên của Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt.
Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt được tổ chức lần đầu vào năm 2001 do Nga, Iran và Qatar – 3 nước có trữ lượng khí đốt hàng đầu thế giới phát động. Hiện nay đã có 15 nước thành viên và 2 nước quan sát viên. Tháng 12/2008, hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 7 của Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt diễn ra tại Moscow (Nga) quyết định sẽ đặt trụ sở của diễn đàn tại Doha và thành lập Ban bí thư.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Hãng truyền thông quốc gia Trung Quốc đưa tin, chính phủ nước này sẽ duy trì các chính sách kích cầu kinh tế để chống đỡ với khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm sau. Nỗ lực này cũng nhằm nâng cao tiêu dùng nội địa và kích thích tăng trưởng. Tân Hoa Xã cho hay: “Chính phủ sẽ tiếp tục củng cố sự bình ổn đối với thị trường trong nước và hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng nhanh vào năm sau”. Hãng tin cũng cho biết, triển vọng kinh tế trong thời gian gần đây vẫn còn nhiều thách thức.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc hôm qua (9-12) công bố Dự thảo Phương pháp quản lý và Điều kiện kinh doanh sản xuất thép, theo đó, nhà máy có sản lượng thép thô dưới 1 triệu tấn/năm sẽ bị đóng cửa.
Hôm qua 18-11, hành khách trên tàu tại một trạm xe điện ngầm tại trung tâm thủ đô Nhật Bản được một phen hoảng loạn khi có người sơ ý để đổ hóa chất độc hại trên tàu – vụ việc gợi nhớ đến sự kiện liên quan đến giáo phái Aum Shinrikyo năm 1995.
Theo một nghiên cứu của Phòng thương mại Mỹ (AmCham), Trung Quốc vẫn sẽ là điểm hấp dẫn đầu tư hàng đầu với các doanh nghiệp Mỹ vào năm 2010 giữa lúc nền kinh tế toàn cầu vẫn đang suy giảm, vì các doanh nghiệp Mỹ trông mong vào sự tăng trưởng liên tục về doanh thu và lợi nhuận trên thị trường này.
Văn phòng nội các Nhật Bản hôm thứ tư (09/12) thông báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong quý 3/2009 chỉ tăng 1,3%, thấp hơn nhiều so với con số ước tính 4,8% được đưa ra trong tháng trước.
Theo các nhà nghiên cứu trong khu vực, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng không chỉ của kinh tế châu Á mà cả thế giới.
Sự sụt giảm trong lĩnh vực chi tiêu cơ bản là nguyên nhân khiến nền kinh tế Nhật trong quý III chỉ tăng trưởng với tốc độ đã được điều chỉnh là 0.3%, thấp hơn nhiều so với dự đoán 0.7% của các nhà kinh tế và giảm đột biến so với số liệu ban đầu là 1.2%.
Ngày 9/12, Hội đồng tổng thống phụ trách chính sách liên Triều cho rằng chính phủ Hàn Quốc nên mời Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên làm quan sát viên tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Seoul vào năm 2010 nhằm đưa nước này hội nhập cộng đồng quốc tế.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.