Tỷ lệ lạm phát của Singapore trong tháng 2/2013 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng tám tháng qua và cũng cao hơn so với dự báo của các nhà kinh tế, chủ yếu do giá mua giấy phép lưu hành phương tiện giao thông tăng quá cao khiến chi phí vận tải tăng.
Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) và Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) ngày 25/12 cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 2/2013 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2012, cao hơn mức dự báo (tăng 4,1%) của các nhà kinh tế và cũng cao hơn tỷ lệ lạm phát (3,6%) trong tháng 1/2013.
Trong một năm trở lại đây, giá cả tăng lên mức cao nhất vào tháng 6/2012, khi CPI tăng 5,3%.
Theo nhà kinh tế Irvin Seah thuộc ngân hàng DBS, khoản tiền để mua giấy phép lưu hành phương tiện giao thông trong tháng Hai vừa qua tăng ở mức cực lớn, trung bình tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và đứng ở mức 100.000 đôla Singapore cho một chiếc xe ở loại mở. Chi phí này ảnh hưởng rất lớn tới chi phí vận tải, khiến CPI vận tải trong tháng 2 tăng 13,9% so với một năm trước.
Giá thực phẩm cũng tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái do sức mua của người dân tăng cao trong dịp Năm mới (trùng với Tết của Việt Nam).
Chi phí nhà ở tăng 4,2% do giá thuê nhà tăng. Tỷ lệ lạm phát cơ bản, không bao gồm chi phí vận tải tư nhân và chi phí nhà ở, đã tăng lên 1,9% so với mức tăng 1,2% trong tháng 2/2012.
Các nhà kinh tế dự báo rằng tỷ lệ lạm phát trong tháng Ba này sẽ giảm do Chính phủ đã áp dụng thêm các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường xe hơi. Các biện pháp được áp dụng từ ngày 25/2 vừa qua bao gồm tăng mức trả trước tối thiểu đối với mỗi chiếc xe lên 40%, rút ngắn thời hạn tối đa đối với các khoản vay mua xe xuống còn 5 năm từ mức 10 năm trước đó, bên cạnh tăng thuế sở hữu xe.
Các động thái này đã khiến nhiều hộ gia đình ở quốc đảo Sư tử không còn muốn mua xe, hoặc đơn giản là không đủ khả năng tài chính để mua.
Cơ quan Tiền tệ Singapore dự báo trong cả năm 2013 lạm phát sẽ dao động ở mức 3,5% đến 4,5% và lạm phát cơ bản sẽ ở trong khoảng từ 2% đến 3%.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Trung Quốc đã tạm dừng xuất khẩu dầu mỏ sang Triều Tiên, nếu tình trạng này tiếp tục duy trì, nền kinh tế Triều Tiên sẽ không tồn tại được quá 6 tháng. Đây là nhận định mới nhất của tờ Hoàn cầu.
Sau vài tháng khẩu chiến “đao to búa lớn”, Trung Quốc với ban lãnh đạo mới dường như đang cố làm dịu căng thẳng tranh chấp biển đảo với Nhật Bản, theo nhiều nhà phân tích.
Nhúng đũa dùng một lần vào nước, nước biến màu, bốc mùi khó chịu. Tổng thư ký Hiệp hội Đóng gói Thực phẩm Quốc tế nói rằng, màu sắc và mùi vị như vậy chứng tỏ đũa bị tẩm sấy hóa chất độc hại, thuộc diện cấm sử dụng.
Trong bài diễn văn đầu tiên trên cương vị nguyên thủ quốc gia, tân Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi tiếp tục hiện thực hóa công cuộc "đại phục hưng" dân tộc, cũng như thực hiện "giấc mơ Trung Quốc".
Chiều 15/3, Quốc hội Trung Quốc khóa 12 đã chính thức bầu Phó thủ tướng Lý Khắc Cường lên làm Thủ tướng mới của nước này, thay thế cho người tiền nhiệm Ôn Gia Bảo.
Foxconn, hãng gia công hàng điện tử lớn nhất thế giới, vừa tuyên bố ngừng tuyển dụng thêm lao động tại hầu hết các nhà máy của hãng này tại Trung Quốc do hoạt động sản xuất điện thoại iPhone 5 của hãng Apple đang chậm lại.
Malaysia đang có kế hoạch cải thiện thứ hạng của mình trong bảng xếp hạng chỉ số toàn cầu hóa hàng năm từ vị trí hiện tại 26 lên vị trí 20 với việc các công ty của nước này đang chú trọng vào ba nhân tố then chốt đó là: tư duy chiến lược, học tập và thực hiện.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.