Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Tiến sỹ tận thế” N. Roubini báo động về kinh tế Trung Quốc

Việc “Tiến sỹ tận thế (Dr Dom)” Nouriel Roubini có quan điểm bi quan về Trung Quốc và mô hình tăng trưởng hiện tại của quốc gia này có lẽ không có gì đáng kinh ngạc. Trong “hai lần viếng thăm” Trung Quốc vừa qua, vị tiến sỹ thần kỳ này đã đưa ra những dự báo mang tính báo động về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo dự báo của ông Roubini, từ nay tới năm 2013, Trung Quốc có thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao như mong muốn, song điều này sẽ khiến các thế hệ sau phải trả một cái giá rất đắt. Gần đây tôi đã tới Trung Quốc hai lần, đúng lúc chính phủ nước này khởi động Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 để cân bằng lại mô hình tăng trường dài hạn của đất nước. Các chuyến thăm đã giúp tôi hiểu rõ rằng có một sự tương phản tiềm ẩn nguy cơ bất ổn giữa thành quả kinh tế trong ngắn hạn và trong dài hạn của nước này.
 
Kinh tế Trung Quốc hiện đang tăng trưởng quá nóng, nhưng về lâu dài, sự đầu tư thái quá hiện nay của họ sẽ chứng tỏ tình trạng giảm phát cả trong nước và toàn cầu. Một khi không thể tăng đầu tư cố định - vào khoảng sau năm 2013 - Trung Quốc sẽ rơi vào suy thoái mạnh. Thay vì tập trung vào đảm bảo một sự hạ cánh nhẹ nhàng ngày hôm nay, giới hoạch định chính sách của Trung Quốc nên lo lắng rằng tăng trưởng kinh tế có thể “húc đầu vào tường” trong nửa sau Kế hoạch 5 năm hiện thời.
 
Bất chấp những câu từ khoa trương của bản Kế hoạch 5 năm mới nhất- văn bản mà cũng giống như lần trước, có mục tiêu là tăng tỷ lệ cầu tiêu dùng trong GDP - nhưng khả năng chống cự nhỏ nhất cũng không có gì khác. Chi tiết của bản kế hoạch mới cho thấy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục phụ thuộc vào đầu tư, trong đó có đầu tư vào nhà đất công, hơn là dựa vào việc định giá lại tiền tệ nhanh hơn, chuyển tiền mặt cho các hộ gia đình, đánh thuế hoặc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước (SOEs), tự do hóa hệ thống đăng ký nhà, hoặc nới lỏng chính sách thắt chặt tài chính.

Trung Quốc đã tăng trưởng trong hai thập kỷ qua dựa vào công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu và một đồng nội tệ yếu, dẫn tới tiết kiệm của hộ gia đình và doanh nghiệp tăng, và dựa vào xuất khẩu ròng và đầu tư cố định (cơ sở hạ tầng, bất động sản, khả năng các doanh nghiệp cạnh tranh nhập khẩu, và lĩnh vực xuất khẩu). Khi xuất khẩu ròng sụt giảm trong năm 2008 -2009, từ mức chiếm 11% GDP xuống còn 5%, giới lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng bằng cách tăng đầu tư cố định từ mức chiếm 42% GDP lên 47%.

Nhờ vậy, Trung Quốc không phải trải qua suy thoái kép - như ở Nhật Bản, Đức, và nhiều nước châu Á mới nổi năm 2009 - chỉ bởi vì đầu tư cố định tiêu tan. Và tỷ lệ đầu tư cố định trên GDP của Trung Quốc tiếp tục tăng trong năm 2010 - 2011, đạt gần 50%.

Vẫn đề tất nhiên là không quốc gia nào sản xuất đủ để đầu tư 50% GDP vào quỹ đầu tư mới mà không phải đối mặt với nguy cơ quá tải và vấn đề cho vay khó trả. Trung Quốc tràn lan đầu tư thái quá vào tư bản hữu hình, cơ sở hạ tầng và bất động sản. Đối với một người khách nước ngoài thì đây hẳn là những công trình thật đẹp, nhưng chỉ là các sân bay và tàu cao tốc trống không (sẽ giảm sự cần thiết của 45 sân bay đã lên kế hoạch), những đường cao tốc chẳng dẫn tới đâu, hàng nghìn tòa trụ sở khổng lồ của cơ quan chính quyền trung ương và địa phương, các thị trấn ma không có người ở, và những lò luyện kim thế hệ mới vẫn đóng cửa im ỉm nhằm tránh tình trạng giá cả toàn cầu sụt giảm.

Đầu tư xây dựng khu dân cư và khu thương mại cao cấp đã đến mức thái quá, sản lượng ô tô cũng quá lớn gây ra tình trạng xe ế ẩm dù có một loạt chương trình khuyến mãi giảm giá, rồi sự quá tải về thép, ximăng, và các lĩnh vực chế tạo khác cũng ngày càng nghiêm trọng. Trong ngắn hạn, bùng nổ đầu tư sẽ gây lạm phát. Nhưng tình trạng sản xuất dư thừa sẽ khó tránh khỏi gây ra sức ép giảm phát nghiêm trọng, bắt đầu tư các lĩnh vực chế tạo và bất động sản.

Sau năm 2013, Trung Quốc sẽ phải chịu một sự hạ cánh nặng nề. Tất cả các giai đoạn lịch sử trong đó đầu tư thái quá - như ở Đông Á năm 1990 - đều kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng tài chính và/hoặc một thời kỳ tăng trưởng trì trệ kéo dài. Để tránh nguy cơ này, Trung Quốc cần phải tiết kiệm ít hơn, giảm đầu tư cố định, giảm tỷ trọng xuất khẩu ròng trên GDP, và thúc đẩy tiêu dùng.

Vấn đề là người Trung Quốc tiết kiệm nhiều và tiêu dùng rất ít như vậy xuất phát từ lý do về cấu trúc. Họ sẽ phải mất 2 thập kỷ cải cách để thay đổi động cơ dẫn tới đầu tư thái quá.

Những cách lý giải truyền thống cho tỷ lệ tiết kiệm cao (thiếu mạng lưới an sinh xã hội, dịch vụ công hạn chế, dân số già đi, sự kém phát triển của nguồn vốn tiêu dùng...) chỉ là một phần của bài toán này. Người tiêu dùng Trung Quốc đại lục không có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn người Hồng Công, Đài Loan hay Singapore, thường dành dụm tới 30% thu nhập. Sự khác biệt lớn là số phần trăm của GDP được đổ vào lĩnh vực nhà đất ở Trung Quốc lên tới gần 50%, nên để lại rất ít tiền cho tiêu dùng.

Một số chính sách của Trung Quốc đã dẫn tới việc thu nhập phần lớn được chuyển từ hộ gia đình vốn kém sáng suốt, sang các công ty mạnh mẽ và khôn ngoan. Một đồng nội tệ yếu làm giảm sức mua của hộ gia đình vì nhập khẩu trở nên đắt đỏ, nhưng lại bảo vệ các công ty vừa và nhỏ trong cạnh tranh nhập khẩu và thúc đẩy lợi nhuận của các công ty dựa vào xuất khẩu.

Lãi suất tiền gửi thấp và tỷ lệ vay của công ty thấp đồng nghĩa với việc tiết kiệm của hộ gia đình bị âm trong khi chi phí đi vay thực của SOEs cũng âm. Điều này tạo ra động cơ mạnh cho đầu tư thái quá và dẫn tới tái phân bổ vốn từ hộ gia đình sang các SOEs, mà hầu hết các công ty này sẽ mất tiền nếu họ đã vay với lãi suất tương đương trên thị trường. Hơn nữa, sức ép lao động đẩy lương tăng chậm hơn năng suất.

Để giải quyết những vấn đề trong thu nhập hộ gia đình, Trung Quốc cần nhanh chóng điều chỉnh tỷ giá hối đoái, tự do hóa lãi suất, và tăng mạnh lương công nhân. Quan trọng hơn, Trung Quốc cần tự do hóa các doanh nghiệp SOEs, để lợi nhuận của họ trở thành thu nhập của hộ gia đình, hoặc đánh thuế lợi nhuận của họ ở một mức cao và chuyển số tiền thu được này cho các hộ gia đình. Bù lại, tiết kiệm của doanh nghiệp, nhất là các SOEs phải chiếm 25% GDP.

Nhưng tăng phần trăm thu nhập chuyển vào hộ gia đình có thể thất bại một khi hàng loạt SOEs, các công ty hướng tới xuất khẩu và các chính quyền địa phương tuyên bố phá sản. Kết quả là Trung Quốc thậm chí sẽ đầu tư nhiều hơn theo Kế hoạch 5 năm hiện nay.

Việc tiếp tục giảm tăng trưởng dựa vào đầu tư sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa trong sản xuất, bất động sản và cơ sở hạ tầng, và như vậy sẽ làm nghiêm trọng thêm cuộc suy thoái kinh tế đang đến gần, một khi tăng trưởng đầu tư cố định đạt ngưỡng không thể cao hơn. Cho tới khi có thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo chính trị vào năm 2012 -2013, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc có thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao, nhưng điều này sẽ khiến con cháu họ phải trả một cái giá rất đắt.

(Vitinfo)

  • Khi Trung Quốc không còn là “công xưởng thế giới”
  • Những bài học về an toàn hạt nhân chưa bao giờ cũ
  • Singapore nỗ lực thu hút thêm nhiều quỹ đầu cơ thế giới
  • Trung Quốc: Gian nan trong cuộc chiến chống lạm phát
  • Chính sách “một con” đe dọa kinh tế Trung Quốc
  • Giơ tay lên cao trong suốt... 38 năm
  • Trung Quốc đưa xe buýt mạ vàng vào hoạt động
  • Nhật Bản chế bột khử bụi phóng xạ