Theo hãng tin nước ngoài, Cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia thuộc Đại học George Washington ngày 13/10 đã công bố một tài liệu mật nói rằng bất chấp nhiều thập kỷ bị Washington và Tokyo phủ nhận, giới chức Mỹ tin rằng họ đã có được một hiệp ước bí mật cho phép vận chuyển vũ khí hạt nhân tới Nhật Bản.
Tài liệu này cho biết các quan chức Mỹ có trong tay một thỏa thuận sơ bộ với Nhật Bản khi hai nước đồng minh này ký một hiệp ước an ninh mới vào năm 1960. Thông tin này được công bố sau khi Chính phủ cánh tả Nhật Bản chấm dứt hơn một nửa thế kỷ cầm quyền của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) theo đường lối bảo thủ, đồng thời tiến hành điều tra hàng nghìn hồ sơ nhằm giải tỏa mối nghi ngờ lâu nay về hiệp ước bí mật nói trên.
Một bản ghi nhớ mật của Bộ Ngoại giao Mỹ, được chuẩn bị năm 1960 cho Ngoại trưởng lúc đó là Christian Herter để thông báo với Quốc hội, cho biết Washington đã tham vấn ý kiến của Nhật Bản về việc "đưa vào (nước này) các vũ khí hạt nhân".
Văn bản này cũng nêu rõ Mỹ có thể sử dụng lãnh thổ Nhật Bản "khi cần thiết" trong trường hợp khẩn cấp nếu nước láng giềng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phát động một cuộc tấn công.
Chính quyền tiền nhiệm của cả Mỹ và Nhật Bản đều kiên quyết từ chối tiết lộ các thông tin liên quan vấn đề này. Washington nêu rõ các chính sách quân sự của Mỹ không bao giờ khẳng định hay phủ nhận sự hiện diện của vũ khí hạt nhân./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý lĩnh vực này, Tổng cục Báo chí, Xuất bản và Tác quyền Trung Quốc, (GAPP), hôm thứ Bảy 10-10, đã ban hành một thông tư cấm đầu tư nước ngoài vào thị trường trò chơi trực tuyến ở Trung Quốc, cho dù thông qua các công ty liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp Trung Quốc.
Ấn Độ và Nga đang có kế hoạch phục hồi giao dịch thương mại giữa hai nước bằng đồng rupi và đồng rúp nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào đồng USD và tăng cường quan hệ kinh tế.
Sản lượng công nghiệp của Ấn Độ đã tăng 10,4% trong tháng 8/2009, mức tăng cao nhất trong 22 tháng gần đây mang theo hy vọng thời kỳ tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Ấn Độ có thể đã qua.
Theo Báo cáo Kinh tế 2009 – 2010 của Bộ Tài chính Malaixia, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm tới sau khi suy giảm 1,1% trong năm nay, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á.
Phân tích của các chuyên gia cho biết châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới, cung cấp khoảng 75-78% nhu cầu hàng dệt may toàn cầu với tổng giá trị ước tính 700 tỷ USD.
Trong quý 3 vừa qua, kinh tế Hàn Quốc tiếp tục phục hồi nhanh và sớm hơn dự kiến, theo các nhà phân tích, tốc độ phục hồi ở Hàn Quốc được đánh giá là nhanh nhất trong các nước phát triển trên thế giới.
Các nước xuất khẩu dầu hỏa ở Trung Đông và Bắc Phi hy vọng sẽ tăng được quỹ dự trữ ngoại tệ thêm 100 tỉ đô la Mỹ vào năm 2010 nhờ giá dầu thô tăng trở lại.
Gần 1.000 trẻ em ở một tỉnh miền trung Trung Quốc được xác định có lượng chì trong máu quá cao. Đây là trường hợp mới nhất trong hàng loạt vụ nhiễm độc chì bị phát hiện gần đây.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.