Ngay sau khi Tập đoàn khai thác dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) công khai thông tin này, không chỉ công luận VN lên tiếng phản đối mà các nhà phân tích chính trị trên thế giới cũng như báo chí quốc tế đều có những bài viết đánh giá về sự đúng sai, phải trái của các hành động này. Tại Hội nghị quốc tế về biển Đông và Châu Á Thái Bình Dương tổ chức tại Washington, Mỹ từ 27-28/6/2012, các học giả và chính trị gia hàng đầu về biển Đông đã đưa ra các đánh giá khách quan về yêu sách này.
Trái với luật pháp quốc tế
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, Kurt Campbell khi đề cập đến vấn đề này cho rằng các bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế về công ước biển và phản đối bất kỳ hành động vũ lực nào sử dụng trong giải quyết tranh chấp tại biển Đông. Còn giáo sư Carl Thayer - chuyên gia nghiên cứu về Châu Á và biển Đông của Học viện Quốc phòng Australia nhận xét Trung Quốc đưa ra hành động trên chẳng qua là cách phản ứng với VN nhưng không phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo một số nhà phân tích đây có thể là hành động trả lời của Trung Quốc trước việc Quốc hội VN mới thông qua Luật Biển trong đó khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của VN. Giáo sư Carl Thayer nói, VN thông qua Luật Biển là bước phát triển tích cực vì tới năm 2025 các ngành công nghiệp về biển sẽ mang lại tới 50% GDP cho VN.
Thượng nghị sỹ Joseph Lieberman khẳng định hành động mời chào khai thác dầu khí của Trung Quốc sẽ có những ảnh hưởng không thể tránh khỏi với Mỹ cũng như bất kỳ mọi quốc gia trên thế giới. Khi Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách hiện tại trên Biển Đông mà không có các căn cứ cơ bản về luật pháp quốc tế thì sẽ làm cho mọi người mất tin tưởng và làm gia tăng sự cô lập Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Thượng nghị sỹ Lieberman quan ngại về cách hành xử của Trung Quốc tại biển Đông đối với các nước xung quanh như VN, Philippines. Theo ông, các hành động của Trung Quốc trong những ngày qua, bao gồm cả việc mời chào khai thác 9 lô dầu khí trên biển Đông thuộc chủ quyền của VN là lộn xộn, gây rối loạn.
Bên cạnh đó, các tạp chí có uy tín quốc tế như Wall Street Journal, New York Times... đều có các bài phân tích sâu sắc về tình hình biển Đông và chung một quan điểm, khu vực 9 lô dầu khí mời khai thác Trung Quốc đưa ra thuộc về vùng nước chủ quyền của VN và các hành động của Trung Quốc gần đây với VN, Philippines làm cho thế giới lo lắng về sự trỗi dậy hòa bình của nước này.
Sẽ không có người tham gia thầu
Các Cty dầu khí quốc tế nếu dám nhận lời mời của Trung Quốc sẽ phải đương đầu với những nguy hiểm và rủi ro không thể báo trước. |
Theo đánh giá của Laban Yu - Chuyên nghiên cứu về dầu và khí tại Cty Jefferies Hong Kong Ltd thì sẽ chẳng có bất kỳ một Cty nước ngoài nào tham gia vào lô chào thầu của CNOOC và việc mời mọc trên chẳng qua chỉ là một động thái mang tính biểu tượng nhiều hơn dù cho ước tính tại 9 lô khai thác này có trữ lượng ước tính từ 28 tỉ - 213 tỉ thùng dầu.
Simon Powell, phụ trách nghiên cứu về dầu và khí của CLSA cho rằng, dù CNOOC thực hiện nghĩa vụ quốc gia để đưa ra việc mời chào khai thác 9 lô dầu khí nói trên để nhằm mở rộng đường biên giới trên biển của Trung Quốc hay thu hút sự giúp đỡ của nước ngòai để tăng trữ lượng dầu khí thì hành động đó mang tính chủ quan của giới lãnh đạo nhiều hơn lợi nhuận vì khoảng cách từ đất liền Trung Quốc ra tới những khu vực này rất xa. Chính vì thế ông Simon Powell khẳng định vì trước đây CNOOC mời khai thác dầu khí trong khu vực biển của Trung Quốc nên hành động lần này phục vụ mục tiêu chính trị.
Chính vì thế, theo tiến sỹ Bonnie Glasser - Chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế - CSIS (Cơ quan tổ chức Hội thảo quốc tế về biển Đông), các Cty dầu khí quốc tế nếu dám nhận lời mời của Trung Quốc tham gia thăm dò dầu khí trên 9 lô này – nằm trong vùng nước chủ quyền của VN – sẽ phải đương đầu với những nguy hiểm và rủi ro không thể báo trước.
(Theo dđdn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com