Trong 10 tuần qua Trung Quốc chỉ sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kiềm chế lạm phát, nhưng nó chỉ khiến lạm phát ngày càng leo thang.
Bốn lần nâng lãi suất kể từ tháng 9 năm ngoái vẫn chưa thể ngăn chặn được áp lực lạm phát tại Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ nét sự nguy hiểm của chính sách tạm dừng chính sách nâng lãi suất do thời tiết xấu tiếp tục đẩy chi phí thực phẩm tăng cao.
Sau khi công bố tỷ lệ lạm phát tháng 5 cao nhất trong gần 3 năm, Trung Quốc đã lập tức nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lên mức cao kỉ lục 21,5%. Ngân hàng Societe Generale SA cho biết, lạm phát tháng 6 của Trung Quốc thậm chí có thể lên tới 6%.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã khiến các nhà phân tích tại nhiều ngân hàng, bao gồm cả Barclays Capital ngạc nhiên về việc tạm dừng nâng lãi suất trong vòng 10 tuần qua, một khoảng thời gian ngừng tăng lãi suất dài nhất trong năm nay. Có thể Trung Quốc đang xem xét đến dấu hiệu suy yếu tăng trưởng toàn cầu sau khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vượt qua 9% và sản xuất chững lại trên toàn châu Á.
Trước đó, một số nhà tư vấn kinh tế của Trung Quốc cũng như của thế giới đã nói rằng, Trung Quốc nên nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay vì nâng lãi suất để tránh nền kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, dường như biện pháp đó không có hiệu quả đáng kể với tình trạng lạm phát leo thang tại nước này.
Nomura Holdings cho biết, trong tháng 6, Trung Quốc có thể sẽ quay lại sử dụng chính sách nâng lãi suất và tiếp tục nâng lần nữa vào quý 3 năm nay. Barclays lại dự báo rằng, Trung Quốc sẽ chỉ nâng lãi suất thêm 1 lần nữa trong năm nay, vào tháng 6 hoặc tháng 7.
(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com