Các hãng chế tạo xe hơi hàng đầu Nhật Bản đang nỗ lực chiếm lĩnh thị trường ôtô khổng lồ Trung Quốc, quốc gia đã vượt Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ ôtô lớn nhất thế giới năm 2009.
Một quan chức của Nissan Motor, công ty chế tạo ôtô lớn thứ 3 Nhật Bản, cho biết hãng đã đẩy mạnh kế hoạch xâm nhập thị trường Trung Quốc và nhờ đó, doanh số bán hàng đã tăng 19,3%.
Nissan dự định sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy thứ hai tại Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam), vào mùa Thu năm 2010, đồng thời tăng công suất tại nhà máy hiện nay tại Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông).
Nissan tuyên bố đặt mục tiêu sản lượng 1 triệu xe tại Trung Quốc vào cuối năm 2010.
Honda Motor, tập đoàn xe hơi lớn thứ hai Nhật Bản, cho biết kết quả kinh doanh tại thị trường Trung Quốc rất khởi sắc, khi doanh số bán hàng năm 2009 đã tăng 22,5% so với năm 2008.
Thời gian tới, Honda sẽ tập trung mạnh vào thị trường Trung Quốc thông qua kế hoạch xây nhà máy sản xuất thứ 5 tại thành phố Vũ Hán (Hà Bắc), đồng thời trì hoãn việc hoàn thành công trình xây dựng nhà máy tại Yorri (tỉnh Saitama - Nhật Bản).
Bên cạnh đó, Honda sẽ từ bỏ kế hoạch tăng công suất của nhà máy tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hãng đặt mục tiêu xuất xưởng 710.000 xe/năm vào năm 2012 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao tại Trung Quốc.
Không chịu thua kém trong cuộc chiến chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc giàu tiềm năng, Toyota có kế hoạch tăng công suất hàng năm từ 802.000 lên 920.000 xe, khi nhận định thị trường Trung Quốc “sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ”.
Trong khi đó, ông Ikuo Mori, Chủ tịch Fuji Heavy Industries - chủ sở hữu thương hiệu xe Subaru, cho biết tập đoàn đang nỗ lực tìm kiếm một đối tác bản địa để có thể tiến hành sản xuất ôtô tại Trung Quốc trong vòng 2-3 năm tới.
Các nhà chế tạo xe hơi Nhật Bản đã đẩy mạnh công suất và tăng cường đầu tư tại thị trường Trung Quốc, trong bối cảnh phải cắt giảm sản xuất tại thị trường nội địa do tình hình kinh tế suy thoái tại đất nước "Mặt Trời mọc".
Trong khi đó, doanh số tiêu thụ ôtô mới tại thị trường Trung Quốc trong năm 2009 đạt 13,5 triệu xe, vượt qua mức 10,43 triệu xe tại Mỹ, để trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất thế giới./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế Thái Lan, Hiệp định về Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 là bước chuẩn bị tốt cho các doanh nghiệp Thái Lan cũng như ASEAN để có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Trung Quốc rất có khả năng sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào cuối năm nay nếu tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay.
Đúng như dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tôsimi Kitadaoa ngày 15-1 đã ra lệnh cho Lực lượng Phòng vệ trên biển (MSDF) của nước này chấm dứt sứ mệnh tiếp nhiên liệu tại Ấn Độ Dương. Tàu Masiu trọng tải 13.500 tấn và tàu khu trục Icadưchi, trọng tải 4.550 tấn đã rời Ấn Độ Dương sau lần tiếp nhiên liệu cuối cùng trong ngày 15-1.
Công ty quản lý chất thải nhựa KK, Ấn Độ, đang thu gom hàng ngàn tấn chất dẻo từ các thùng rác trên toàn nước này để chuyển thành vật liệu làm đường. Rác thải nhựa sẽ được xé, nghiền nhỏ rồi trộn với nhựa đường thành hợp chất nhựa dải đường.
Hồng Kông vẫn là nền kinh tế tự do nhất thế giới, theo báo cáo “Chỉ số tự do kinh tế năm 2010” của tổ chức Heritage Foundation và báo Wall Street Journal công bố vào hôm nay (21-1).
Ngày 14/1, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda nhận định sự phục hồi kinh tế nhanh chóng ở châu Á có thể đảm bảo giảm được tỷ lệ người đói nghèo ở các nước đang phát triển thuộc châu lục này vốn đang ở mức cao nhất so với các châu lục khác trên thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Giacácta, trong khuôn khổ chuyến thăm Inđônêxia, chiều 22-1, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã tới thăm Ban Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và gặp Tổng Thư ký ASEAN Xurin Pítxuvăn.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.