Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Âu có thể trông chờ vào Trung Quốc?

Một tuần qua, mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc có chút không mấy vui vẻ. Trước đó, chính phủ Tây Ban Nhà vì hiểu nhầm mà vội vàng nói rằng, Trung Quốc chuẩn bị đầu tư 9 tỷ EUR cho ngân hàng dự trữ đang lâm vào khó khăn của mình. Nhưng ngay sau đó, phía Trung Quốc đã lập tức bác bỏ thông tin trên. Điều này cho thấy, Tây Ban Nha quá háo hức vì Trung Quốc.

Trong bữa ăn trữa hôm thứ Năm (21/4) với đoàn đại sứ Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, đại sứ Trung Quốc Song Zhe cho hay, Trung Quốc vẫn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại châu Âu, bao gồm cả trái phiếu chính phủ các của quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone vốn đang rơi vào tình cảnh khó khăn.

“Hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu, ở lĩnh vực này Trung Quốc không có nhiều kinh nghiệm”, ông Song Zhe phát biểu trước một nhóm phóng viên tài chính. “Trong giai đoạn tiếp theo, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng cường mức độ thu mua”.

Cũng theo ông Song Zhe, động cơ của Trung Quốc được thể hiện trên 2 phương diện: Một mặt việc tiếp tục ổn định tình hình tài chính cho một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất là vô cùng cần thiết, mặt khác những nhà quản lý Quỹ đầu tư Trung Quốc cũng như các nhà đầu tư tư nhân cũng quan tâm đến chuyện liệu hoạt động đầu tư này có sinh ra lợi nhuận hay không.

Liệu lời giải thích này có cho thấy rõ, chính phủ Trung Quốc cảm thấy lo lắng về việc tái cơ cấu nợ có thể xảy ra tại Hy Lạp hay không?

Ông Song Zhe thừa nhận, Trung Quốc sở hữu “hàng tỷ EUR” trái phiếu Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Điều này đồng nghĩa, nếu những người nắm giữ nợ Hy Lạp không được bồi hoàn toàn số nợ, Trung Quốc sẽ bị tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, khi được hỏi chính phủ Trung Quốc có quan điểm như thế nào về việc nợ Hy Lạp bị giảm giá trị, ông Song Zhe lại ngập ngừng, lưỡng lự.

Ông này cho hay: “Chúng tôi hy vọng, chính phủ các quốc gia châu Âu có thể bảo đảm an toàn cho sự đầu tư của phía chúng tôi”.

Trung Quốc rất không hài lòng trước thông tin Brussels (Bỉ) mẫu thuẫn với các quốc gia châu Âu khác, một vài nhà lãnh đạo châu Âu đã hối thúc Trung Quốc ra tay viện trợ châu Âu trong cuộc khủng hoảng nợ công này, còn một vài nhà lãnh đạo khác thì lại đánh thuế nhập khẩu hoặc nộp đơn khởi kiện thương mại đối với các hành vi phá giá và trợ cấp của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Song Zhe khẳng định, Trung Quốc sẽ không liên hệ hai vấn đề này với nhau, bởi vì việc tiếp tục đầu tư châu Âu liên quan tới lợi ích bản thân Trung Quốc. “Mục đích cơ bản đầu tư vào châu Âu là bảo vệ an toàn cho kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Theo ông, trong lịch sử, Trung Quốc quá ưu ái số tài sản USD. “Chứ không phải tất cả sự đầu tư nước ngoài đều xuất phát từ mục đích chính trị”.

(Vitinfo)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Châu Âu liệu còn hy vọng?
  • Nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ tăng trưởng gấp đôi trong quý 1
  • Nga sẽ không can thiệp vào vụ kiện tụng giữa AAR và BP
  • Nước Anh từ chối tăng ngân sách cho EU
  • Tranh cãi căng thẳng vì dầu mỏ, Nga tính kiện Trung Quốc ra tòa
  • Putin: “Nga cần đứng vào top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới”
  • Tây Ban Nha một phen lúng túng vì lời hứa của Trung Quốc
  • Pháp: “Không sợ khu vực Eurozone vỡ nợ”