Mặc dù Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và phía Hy Lạp kiên quyết cho rằng, Hy Lạp sẽ không tiến hành cải tổ nợ, nhưng thị trường vẫn lo sợ xảy ra vỡ nợ, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Pháp cho rằng, khối ngân hàng nước này có thể chống đỡ được nguy cơ vỡ nợ.
Tổng hợp các nguồn tin ngày 18/4 cho biết, theo ông Christian Noyer, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Pháp, khối ngân hàng Pháp có thể chịu được cú sốc vỡ nợ của các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, bởi vì lợi tức trái phiếu Hy Lạp đang tăng lên mức cao kỷ lục, thị trường quan ngại nước này sẽ vỡ nợ.
Phát biểu tại New York, ông Noyer cho rằng, “cho dù trong tình huống giả thiết, Hy Lạp vỡ nợ, Pháp cũng sẽ chỉ bị ảnh hưởng nhẹ đối với một bộ phận ngân hàng cực nhỏ, nhưng tại các quốc gia khác, tình hình lại không giống như vậy”.
Nợ công của các nước miền nam châu Âu mà các ngân hàng Pháp nắm giữ chiếm 38% tổng số tài sản cấp 1 của họ, ngoài số nợ công của Ý, nợ công niềm nam châu Âu mà ngân hàng Pháp sở hữu chiếm 13% tổng số tài sản cấp 1.
Bài phát biểu của ông Noyer nhằm bảo đảm cho các nhà đầu tư, cho dù Hy Lạp có thể vẫn cần tiến hành cải tổ nợ sau khi đã nhận 110 tỷ EUR (15,6 tỷ USD) tiền viện trợ, nhưng khối ngân hàng của các nền kinh tế chủ yếu châu Âu có thể đối phó với khủng hoảng nợ. Chỉ số dịch vụ ngân hàng và tài chính châu Âu Bloomberg (Bloomberg Europe Banks and Financial Services Index) liên tục sụt giảm trong ba phiên giao dịch, nguyên nhân là do chính phủ Đức hôm 15/4 cho rằng, Hy Lạp có thể tiến hành tái cơ cấu nợ.
Các nhà đầu tư vẫn tỏ ý nghi ngờ liệu chính phủ Hy Lạp và IMF có tái cơ cấu nợ hay không. Hôm 18/4, lợi tức kỳ hạn hai năm của trái phiếu chính phủ Hy Lạp đã lên tới 20%, mức cao nhất kể từ khi thành lập Eurozone tới nay. Còn lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm của Bồ Đào nha cũng chạm ngưỡng cao kỷ lục trong khu vực Eurozone.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho biết, khối ngân hàng châu Âu đã cung cấp tới 154 tỷ EUR khoản vay cho chính phủ Hy Lạp và các hộ gia đình. Ngân hàng này dự đoán, Pháp sẽ cung cấp khoảng 59 tỷ EUR cho Hy Lạp, trong đó bao gồm vốn cho vay của Ngân hàng Credit Agricole SA (Pháp) và công ty con của Industrial Bank.
Cũng theo ông Noyer, xét tình hình phục hồi kinh tế Tây Ban Nha cho thấy, biện pháp thắt chặt tài chính của các nước khác trong khu vực Eurozone có thể đã phát huy tác dụng. Các cử tri lại nghi ngờ, các nước quyên góp cho chương trình viện trợ bao gồm Đức, Phần Lan nên hiểu rõ, số tiền mà những nước chi ra có thể sẽ được hoàn trả ngay sau đó, giống như sau khủng hoảng tài chính, các nước lại viện trợ cho các ngân hàng chủ yếu.
(Vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com