Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Âu không còn là chủ lực của thế giới

Theo tạp chí “Thời báo tài chính” Anh, trong một khoảng thời gian rất dài của thế kỷ 20, châu Âu luôn là một sân chơi trung tâm, là chiến khu chủ yếu của hai cuộc Đại chiến thế giới và Chiến tranh Lạnh; Nhưng hiện tại, về cơ bản khu vực này đang nằm trong trạng thái hòa bình ổn định. Khe hở giữa Pháp – Đức đã bị thay thế bởi sự hòa hợp rộng lớn hơn của châu Âu đại lục trong khuôn khổ Liên minh châu Âu EU.

Tuy nhiên, châu Âu đã mất đi vị trí trung tâm, điều này đã phản ảnh sự thất bại của nó. Các dự án của châu Âu đang lung lay sắp đổ. Hy Lạp là một vấn đề nổi cộm nhất, điều gây ra khủng hoảng là sự phung phí quá độ của bản thân Hy Lạp và sự bất lực của các nhà lãnh đạo EU. Đồng EUR có thể trở thành một trong những vật hy sinh.

Đã có dấu hiệu cho thấy, cuộc khủng hoảng này đang có chiều hướng lan rộng sang các quốc gia khác. Kế hoạch viện trợ 750 tỷ EUR trong tuần này sẽ thay đổi một chút về thời gian, nhưng sẽ không thể giải quyết vấn đề vỡ nợ ngay tại trung tâm của khủng hoảng. Bất luận là nhìn nhận từ giá trị tuyệt đối hay giá trị tương đối, sự phục hồi của châu Âu sẽ đều là sự mệt mỏi không có sức lực. Hiện tại, châu Âu là nền kinh tế lớn nhất thế giới, quy mô kinh tế còn lớn hơn Mỹ, nhưng tình hình này sẽ không kéo dài được bao lâu thời gian.

Thậm chí trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, một cuộc khủng hoảng chính trị đã làm suy yếu đi châu Âu. Rất nhiều người đã từng nghĩ rằng, nên chỉnh sửa chế độ châu Âu, nhưng chuyện “Điều ước Lisbon” nhiều lần chưa được thông qua cho thấy, đối với nhiều cư dân châu Âu mà nói, một châu Âu thống nhất không còn là một điều nhiều sức hấp dẫn nữa. Khả năng lãnh đạo tầm thường của một vài tổ chức châu Âu là nguyên nhân của chiều hướng suy yếu và cũng là hậu quả mà nó gây ra.

Đằng sau sự thay đổi này là một hiện thực tàn khốc: Người châu Âu không còn trung thành với Liên minh châu Âu, điều này chủ yếu là do chủ nghĩa quốc gia có sức hấp dẫn lâu hơn.

Sự suy yếu của châu Âu cũng được thể hiện ở phương diện quân sự. Không có mấy quốc gia châu Âu bằng lòng đầu tư 2% ngân sách vào quốc phòng.

Những diễn biến chính trị của châu Âu còn khiến cho các nước càng khó chấp nhận trả giá để triển khai quân sự; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, “phi quân sự hóa châu Âu – đa số người dân với giới chính khách châu Âu đều ghét vũ lực và những rủi ro mà nó mang đến”. Tất cả điều này đã hạn chế vai trò sau này của NATO.

Sự xoay chuyển thời gian và tình hình cơ cấu dân số cũng sẽ không giúp cải thiện tình hình. Dân số châu Âu đã ổn định trong khoảng 500 triệu người, hơn nữa còn đang trong tình trạng dân số già với tốc độ nhanh. Đến giữa thế kỷ này, tỷ lệ người có độ tuổi trên 65 tại châu Âu dự đoán sẽ tăng gấp đôi. Số người nằm trong lứa tuổi đi nghĩa vụ quân sự sẽ giảm đáng kể và số người trong độ tuổi lao động cũng sẽ giảm theo.

Những nhân tố như sự thiếu sót về cơ cấu kinh tế, sự hạn hẹp về lý thuyết chính trị, cũng như sự giới hạn về quân sự đã kết hợp lại với nhau, đẩy nhanh chiều hướng biến hóa bên kia Đại Tây Dương. Sau khi sức mạnh bị suy yếu, quyền phát ngôn và vai trò của châu Âu cũng sẽ bị thu hẹp. NATO sẽ không còn là đối tác ngầm thỏa thuận các chính sách ngoại giao của Mỹ. Trái lại, Mỹ sẽ xây dựng “liên minh ý nguyện” để đối phó với những thách thức cụ thể. Liên minh này có lúc sẽ bao gồm các nước châu Âu, nhưng Mỹ sẽ chỉ coi NATO và EU là một chỉnh thể khi tình hình quá nhỏ. Xem ra, thời khắc châu Âu là một thế lực quốc tế trọng yếu của thế kỷ 21 thậm chí chưa bắt đầu đã phải tuyên bố kết thúc.

(Vitinfo)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Pháp xây “siêu đại học”
  • Sức mạnh khủng khiếp của Hạm đội Biển Đen
  • Kinh tế Anh còn trầm trọng hơn Hy Lạp
  • TTg Putin đề ra hướng phát triển kinh tế Nga thời hậu khủng hoảng
  • Medvedev không tán thành sáp nhập Gazprom và Naftogaz
  • Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ “chê” trực thăng Ka-50-2 của Nga?
  • Nga đề nghị nhập Gazprom với Cty khí đốt QG của Ukraine
  • EU có thể làm “chính phủ kinh tế”?