Sữa nhiễm độc, thức ăn chăn nuôi không đạt tiêu chuẩn hay đồ chơi trẻ em chứa chất gây ung thư… những điều này liên tiếp được phát hiện từ hàng hóa Trung Quốc. Điều này khiến Ủy ban châu Âu (EU) không thể ngồi yên và đã chính thức phát động chiến dịch chống hàng kém chất lượng của Trung Quốc.
Giật mình những con số
Một trong những khẩu hiệu được đưa ra tại chiến dịch chống hàng kém chất lượng có nguồn gốc từ Trung Quốc đợt này là: "Đừng để tai nạn làm hỏng mùa hè của bạn". Chương trình cũng cho ra mắt một cuốn video hướng dẫn, kèm theo một loạt lời khuyên ví dụ như: Đừng mua đồ chơi không mang nhãn hiệu CE (của cộng đồng châu Âu), đừng tặng đồ chơi tháo rời cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, vì chúng có thể nhét vào miệng, và đọc kỹ các ghi chú, cảnh báo khi sử dụng.
Ông Antonio Tajani, Ủy viên châu Âu cho biết: "Giày dép của trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng chrom vượt quá 6 lần mức cho phép, trong khi đây là một trong những độc chất gây ung thư nếu có hàm lượng vượt quá 3 mg". Và đó chính là một trong những lý do để EU phát động chiến dịch chống hàng Trung Quốc lần này.
Tuy nhiên, bên cạnh việc lên án hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc, ông Antonio cũng phải thừa nhận, phần lớn đồ chơi bán tại các cửa hàng châu Âu có xuất xứ từ Trung Quốc: "Khoảng 58% mặt hàng ở châu Âu bị EU xếp vào diện nguy hiểm được sản xuất tại Trung Quốc". Ngoài ra còn có gần 500 tỷ Euro hàng giả thuộc hầu hết các nhóm ngành hàng đang lưu hành trên thế giới. Dự kiến con số này sẽ tăng gấp đôi trước năm 2015.
Không chỉ là các mặt hàng đồ chơi trẻ em không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn mà chất độc hại còn được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vụ sữa nhiễm melamine khoảng một năm trước gây rung động dư luận thế giới là một ví dụ điển hình. Bất chấp sự độc hại của melamine các nhà sản xuất sữa Trung Quốc đã bổ sung hóa chất này vào sữa để tăng cường đạm. Trong khi đó theo các chuyên gia, melamin là chất thường được sử dụng trong các cơ sở sản xuất đồ nhựa.
Điều đặc biệt là trước đó 2 năm, ngành sữa Trung Quốc cũng từng phải hứng chịu vụ bê bối an toàn thực phẩm khi sữa nhiễm melamine bị phát hiện gây ra cái chết của 6 trẻ em và làm hơn 300.000 trẻ khác bị ảnh hưởng, khiến sữa của nước này bị kêu gọi thu hồi trên toàn thế giới. Vụ việc khiến 21 người bị đưa ra tòa, trong đó hai người bị kết án tử hình.
Nhiều hình phạt nặng đã được đưa ra, tuy nhiên, dường như nó chưa đủ mạnh để răn đe. Mới đây nhất, hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin: Cục Công thương thành phố Quảng Châu vừa công bố một số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Trong đó có năm mẫu thuộc năm lô sữa Nam Sơn đều chứa độc chất aflatoxin M1, độc tố chuyển hóa phát sinh do nấm mốc. Theo các chuyên gia, một liều lượng rất nhỏ aflatoxin cũng có thể tích tụ dần gây ung thư.
Nỗi đau: Hàng kém chất lượng
Theo báo cáo của Interbrand, một công ty tư vấn có trụ sở tại London, Anh khoảng 66% trong số 700 chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế coi hàng Trung Quốc như loại hàng giá rẻ. Chỉ duy nhất 12% người trả lời cho rằng chất lượng hàng Trung Quốc đang cải thiện. 80% cho rằng hàng Trung Quốc có chất lượng thấp và vì thế điều này cản trở các thương hiệu Trung Quốc thành công ở nước ngoài. Câu hỏi đặt ra ở đây là phải chăng Trung Quốc chỉ có thể sản xuất được hàng kém chất lượng? Hay đó là cách để các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường?
Theo nhiều chuyên gia, thực ra không phải Trung Quốc "chỉ thích" sản xuất hàng kém chất lượng mà đối với người Trung Quốc đây cũng chính là một nỗi đau. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, và đặc biệt là việc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới Trung Quốc cũng khát khao khẳng định được thương hiệu "Made in China" trên thương trường quốc tế. Bằng chứng là, chính quyền một số thành phố như Đông Quan đã đưa ra chương trình cho vay để kích thích đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. Các quan chức ở đây thừa nhận những công ty địa phương không có thế mạnh về thương hiệu, vì thế các nhà chức trách đang đổ tiền để bù lại khoảng trống này.
Chương trình 20 tỷ USD từ chính phủ Trung Quốc đã được tung ra để hỗ trợ những công ty thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân viên marketing, đăng ký nhãn hiệu thương mại. Mục tiêu của chương trình này là một nửa sản phẩm sẽ được sản xuất tại Đông Quan và được bán dưới nhãn hiệu Trung Quốc nhằm thâu tóm thị trường nội địa trước. Tuy nhiên, những nỗ lực đó chưa mang lại hiệu quả nhiều bởi theo một số chuyên gia, ít nhất trong ngắn hạn vấn đề đó sẽ không thể được giải quyết khi sản xuất tăng trưởng quá nhanh. Họ cho rằng Trung Quốc sẽ phải trải qua một quá trình cải tiến chất lượng giống như Nhật thời kỳ hậu chiến hay sự bùng nổ của lĩnh vực sản xuất Mỹ thế kỷ XIX.
Midler, một chuyên gia về thị trường Trung Quốc cho biết, khi giúp các doanh nghiệp Mỹ lập xưởng tại Trung Quốc phần lớn thời gian của ông dành để đối phó với cái gọi là sự suy giảm về chất lượng khi các nhà máy Trung Quốc kiếm được hợp đồng từ các công ty Mỹ. Bởi khác với đa phần các quốc gia khác, tại Trung Quốc, quy trình sản xuất thường đi ngược lại hẳn mô hình cải tiến không ngừng. Sau khi giải quyết được vấn đề ban đầu và tạo ra sản phẩm đáp ứng chất lượng, thay vì cải tiến bên trong nhà máy thì người Trung Quốc chuyển sang việc cắt giảm chi phí bằng cách: bao gói rẻ hơn, chất hóa học được thêm vào, tiêu chuẩn vệ sinh đi xuống và tiếp theo sau đó là chất lượng sản phẩm liên tục giảm.
Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia, mặc dù tạo ra các sản phẩm kém chất lượng song đây vẫn là một thị trường lao động đầy tiềm năng. Steve Jobs từng nói với Tổng thống Barack Obama rằng Apple sẽ không bao giờ sản xuất iPhone tại Mỹ. Bởi, tại Trung Quốc, một quản đốc có thể đánh thức 8.000 công nhân và cung cấp cho họ trà và bánh quy để họ có làm quen với các thiết kế mới trong màn hình iPhone chỉ trong vòng 12 giờ. Chỉ 3 ngày sau đó, 10.000 chiếc iPhone có thể đã được lắp ráp hoàn chỉnh đưa ra khỏi dây chuyền sản xuất. "Tốc độ và tính linh hoạt của các nhà máy Trung Quốc thật ngoạn mục, không có nhà máy nào ở Mỹ có thể đáp ứng điều đó". Và đó cũng là lý do tại sao "cơn ác mộng" hàng kém chất lượng của Trung Quốc vẫn len lỏi và chiếm lĩnh hầu như toàn bộ các thị trường trên toàn Châu Âu. ---------------------- Tác giả: Đăng Linh (Reuter, Bild, CNN) // Nguồn: VEF
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Những doanh nhân giàu nhất của nước Nga đang ngày càng trở nên lo sợ trước chính sách của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, đặc biệt là sau vụ rơi máy bay Malaysia ở miền Đông nước này, theo hãng tin Bloomberg. Giới tỷ phú của xứ bạch dương sợ rằng, Nga sẽ lĩnh thêm đòn trừng phạt từ phương Tây, nhưng cũng rất lo bị điện Kremlin trả đũa nên không dám nói công khai.
Ngạc nhiên và vui mừng trước thắng lợi của vị giáo sỹ ôn hòa Hassan Rohani trong cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra tại Iran, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu sắp tới có thể đẩy mạnh việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Tehran, với mục đích nhằm đánh giá lập trường của chính phủ Rohani.
Tổng thống Pháp, Francois Hollande mới đây đã phát biểu rằng cuộc khủng hoảng nợ công vốn gây khó khăn cho khu vực này trong bốn năm qua, giờ đã chấm dứt. Đó sẽ là tin tốt cho cả thế giới một khi các số liệu không chống lại nhận xét đó.
Màn diễu binh của quân đội Nga trong lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phátxít 9/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận, bởi những loại khí tài tối tân mà Nga đang sở hữu.
Ngày 9/4, Đức tuyên bố bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một khu chứa chất thải phóng xạ vĩnh viễn, một trong những vấn đề từng gây tranh cãi trong chính phủ nước này suốt 3 thập kỷ qua.
Hôm 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo, xung đột nếu xảy ra sẽ có sức hủy diệt lớn hơn cả thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Những lời cảnh báo thổi phồng về tình trạng hỗn loạn giao thông có thể xảy ra trong kỳ Thế vận hội thế giới (Olympic) đã khiến du khách dè chừng, biến các khu vực chủ chốt ở London trở thành “thị trấn ma” những ngày này. Giới doanh nghiệp cảnh báo, tình trạng này có thể đe dọa tới sự phục hồi của nền kinh tế Anh.
Cuộc chạy đua nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Cực đang nóng lên khi hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến việc tiếp cận vào khu vực băng giá này trở nên dễ dàng hơn. Bắc Cực có thể mở ra một hướng đi mới cho kinh tế Nga trong tương lai, đến mức các nhà lãnh đạo của nước này từng tuyên bố rằng việc bảo vệ những lợi ích tại Bắc Cực chính là "trách nhiệm" với thế hệ sau này.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công khiến cả châu Âu phải điêu đứng, các hoàng tộc trong khu vực này cũng cắt giảm chi tiêu để thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ với người dân.
Cuộc khủng hoảng nợ không chỉ khiến cho nền kinh tế thế giới phải lao đao mà còn khiến cho ngành giáo dục gặp không ít thách thức. Các trường đạhttp://editor.vef.vn/sapphire/images/clock-icon.gifi học châu Âu bị cắt giảm những khoản tài trợ từ chính phủ. Điều này buộc họ phải tự tìm cho mình những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn phía trước.
Theo Oxford Economics và trung tâm tư vấn bất động sản Savills, giá đất nông nghiệp tại nước này sẽ tăng 37% cho đến năm 2016, vượt qua mức tăng của giá vàng, dầu mỏ và trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.