Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công đoàn Đức chống kế hoạch giảm chi ngân sách

Bảng Anh giảm giá. Ảnh: AP

Sau khi Đức và Anh cho biết có kế hoạch giảm chi ngân sách, các tổ chức liên quan đã lên tiếng phản ứng về việc này. Công đoàn Đức ngày 8-6 cho biết kế hoạch giảm chi ngân sách 81,6 tỉ euro từ 2011-2014 là không công bằng với người nghèo và thất nghiệp, công đoàn sẽ phản đối kế hoạch trên.

Chủ tịch Liên đoàn công đoàn Đức (DGB), ông Michael Sommer, nói: “Chúng tôi sẽ huy động những người làm việc trong cơ quan chính phủ phản đối kế hoạch giảm chi ngân sách và sẽ làm mọi cách để tác động đến quá trình lập pháp thông qua dự toán ngân sách. Không có sự hưởng ứng của công đoàn, kế hoạch của chính phủ sẽ rất khó thực hiện”.

Song song đó, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), cho biết kế hoạch thu thuế hành khách khởi hành từ sân bay Đức sẽ ngăn chặn nỗ lực khắc phục thua lỗ của ngành hàng không châu Âu.

Giám đốc điều hành IATA, ông Giovanni Bisignani, tại cuộc họp báo ở Berlin (Đức) cho biết ngành hàng không châu Âu được dự báo sẽ tiếp tục lỗ trong năm nay, kế hoạch thu thuế của Đức là một đòn nặng với nền kinh tế và ngành hàng không đang suy yếu.

Fitch Ratings: Anh đối mặt với thách thức tài chính khó đối phó

Sau khi Thủ tướng Anh, David Cameron lên tiếng về thâm hụt ngân sách hiện nay của Anh, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings ngày 8-6 cảnh báo Anh đang đối mặt với thách thức tài chính “khó giải quyết”. Nếu muốn duy trì xếp hạng tín dụng AAA, Anh cần tăng tốc giảm thâm hụt ngân sách.

Fitch Ratings cho biết trong một báo cáo, từ năm 2008 đến nay, tỷ lệ nợ công của Anh tăng nhanh hơn bất kỳ nước nào được xếp hạng tín dụng AAA. Nước này cần có chiến lược trung hạn mạnh mẽ để điều chỉnh tài chính.

Bộ trưởng Tài chính eurozone phê duyệt kế hoạch cho vay khẩn cấp 440 tỉ euro

Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính 16 nước khu vực đồng euro (eurozone) đã phê duyệt kế hoạch cho vay khẩn cấp 440 tỉ euro và đồng ý thiết lập Tổ chức ổn định tài chính châu Âu (EFSF) tại Luxembourg.

Theo đó, khi một thành viên eurozone gặp khó khăn tài chính và đề nghị hỗ trợ, cơ quan này sẽ thông qua sự bảo lãnh của các thành viên eurozone khác để phát hành trái phiếu trên thị trường, sau đó mang vốn cho thành viên cần giúp đỡ vay.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • EU có thể mở rộng quy mô cứu trợ
  • Hy Lạp: Biểu tình phản đối cải cách hệ thống hưu trí
  • Cảnh sát Nga phải khai thu nhập
  • Ba Lan quyết tâm gia nhập Eurozone
  • Tài chính công của Anh “tệ” hơn dự đoán
  • Đức – Pháp tranh giành quyền chỉ đạo kinh tế chính trị tại Eurozone
  • Thứ trưởng Tài chính David Laws từ chức vì bê bối
  • Đức thắt chặt chi tiêu