Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đức – Pháp tranh giành quyền chỉ đạo kinh tế chính trị tại Eurozone

Gần đây, mối quan hệ giữa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày càng xấu đi do những bất đồng trong việc xử lý cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, là cỗ máy động cơ của EU, cho dù Pháp – Đức có bất đồng gì cũng phải tiếp tục bắt tay hợp tác, để cùng đưa ra cách giải quyết vấn đề kinh tế cho châu Âu, đồng thời xúc tiến hội nhập châu Âu.

Từ đầu năm tới nay, khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất sau hơn 10 năm thành lập khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone đến nay. Pháp – Đức đã nảy sinh một vài mẫu thuẫn trong chuyện làm thế nào để đối phó với khủng hoảng, quan hệ hai nước rơi xuống mức thấp nhất trong mấy chục năm qua.

Pháp đã chỉ trích Đức do dự không quyết, khiến cho chi phí ổn định đồng EUR tăng từ 15 tỷ EUR lên 750 tỷ EUR. Pháp còn cáo buộc Đức “hành động đơn phương” khi tự ý ban hành lệnh “cấm bán khống vô tội vạ”. Ngoài ra, bà TTg Đức Merkel còn nỗ lực mở rộng mô hình cải cách.

Song, bà Anne-Marie Idrac, Quốc vụ khanh chuyên trách Ngoại thương Pháp lại cho rằng: “Quan hệ Pháp – Đức giống như mối quan hệ ‘vợ chồng’, tranh cãi là điều khó tránh”.

Các nhà lãnh đạo Pháp – Đức hiểu rõ tầm quan trọng của đồng EUR và thị trường chung. Sau khi bị ông Sarkozy gây sức ép, bà Merkel đã đồng ý ra tay cứu Hy Lạp bất chấp việc bà sẽ phải trả một cái giá khá đắt về chính trị. Nhưng, đồng thời, ông Sarkozy còn nói rằng, ông hiểu tình thế của bà Merkel và khẳng định với giới truyền thông rằng, ông đã nhất trí với bà Merkel, đôi bên sẽ không có bất đồng.

Tờ “Le Monde” của Pháp cho hay, những mâu thuẫn mới giữa Đức – Pháp bắt nguồn từ sự tranh giành quyền chỉ đạo kinh tế chính trị tại khu vực Eurozone. Từ năm 2008, ông Sarkozy đã đề xuất thành lập “chính phủ kinh tế châu Âu”, nhưng bà Merkel khi đó lại “thờ ơ”, khiến cho ý tưởng của ông Sarkozy như bị dội gáo nước lạnh.

Bây giờ, trong quá trình đối phó với khủng hoảng, giải cứu đồng EUR, các nhà lãnh đạo Eurozone ý thức được rằng, nội bộ Eurozone cần phải tăng cường hội nhập hơn nữa. Do đó, ông Sarkozy có ý nhắc lại việc thành lập “chính phủ kinh tế châu Âu”. Thủ tướng Luxembourg đồng thời là Chủ tịch của Eurogroup  Jean-Claude Junker hôm 6/6 công khai ủng hộ việc khu vực Eurozone thành lập “chính phủ kinh tế”.

Nhưng tờ “Le Monde” tiết lộ, “bà Merkel lại muốn tăng cường quản lý kinh tế ngay tại EU, không muốn loại các quốc gia phi Eurozone ra khỏichâu Âu. Ngoài ra, tại những quốc gia có cán cân tài chính được liệt vào điều khoản hiến pháp, những nước viện trợ không tuân theo kỷ luật tài chính trước sau gì cũng là một trở ngại tâm lý”.

(vitinfo)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Thứ trưởng Tài chính David Laws từ chức vì bê bối
  • Đức thắt chặt chi tiêu
  • Châu Âu: Bước vào “Kỷ nguyên khắc khổ”
  • Châu Âu cần một cuộc cải cách cấu trúc kinh tế
  • Liệu pháp "thắt lưng buộc bụng" ở EU
  • Các ngân hàng châu Âu rầm rộ M&A
  • Ukraine: Quốc hội thông qua luật cấm gia nhập NATO
  • Anh công bố danh sách quan chức lương cao hơn thủ tướng