Công nhân làm việc trong một nhà máy bao bì ở Thụy Sỹ
Kể từ khi bị Frederick Đại đế giành quyền kiểm soát vào năm 1763 tới nay, công ty sản xuất đồ sứ hoàng gia Die Königliche Porzellan-Manufaktur của Đức không có nhiều thay đổi.
Được bang Berlin tiến hành tư nhân hóa vào năm 2006, công ty này vẫn hoạt động với tốc độ chậm rãi, sản xuất những món đồ tinh xảo bằng tay, và đào tạo các thợ vẽ 3 năm rưỡi trước khi họ được chính thức làm việc. Giá sản phẩm của Die Königliche rất đắt, khoảng 110 USD một chiếc cốc.
Những con số sáng sủa
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế không thể khiến công ty gồm 180 lao động này gặp khó. Một phần lý do ở đây là khách hàng vẫn sẵn sàng trả mức giá cao để có được những sản phẩm sứ chất lượng tuyệt hảo của công ty. Mặt khác, sự vững vàng này xuất phát từ việc công ty đã có chiến lược đầu tư và nhân lực khôn ngoan trong thời gian gần đây.
“Điều kiện trong lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi vốn rất nhiều thách thức, nên chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ sự đi xuống kinh tế nào”, bà Christiane von Trotha, Giám đốc marketing của Die Königliche, cho biết.
Ngược lại với tâm trạng bi quan ở những công ty lớn nhất châu Âu thời gian này, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME - doanh nghiệp có từ 250 lao động trở xuống) ở đây đang tỏ rõ sự lạc quan thận trọng. Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức - tổ chức tập hơn hơn 4 triệu SME của nước này - dự báo, doanh số của các thành viên sẽ chỉ giảm 2% trong năm nay, trong khi kinh tế Đức được dự báo sẽ tăng trưởng âm 6%.
Một cuộc điều tra tổ chức vào tháng 4 vừa qua đối với 804 SME của Pháp cho thấy, khoảng một nửa số công ty trong số này cho hay, doanh thu của họ sẽ đi ngang hoặc tăng trong năm 2009 này. “Tôi ngạc nhiên về con số quá tốt này. Con số này khẳng định thêm những gì mà tôi nhìn thấy ngoài thực tế”, ông Jean-François Roubaud, Chủ tịch nhóm vận động hành lang cho các SME của Pháp, nhận xét.
Đối với các chính phủ ở châu Âu, đây là những thông tin tốt lành, vì các SME tạo việc làm cho 88 triệu người và chiếm 2/3 số lao động trong lĩnh vực kinh tế tư nhân của khu vực. Trong bối cảnh các công ty lớn đưa hoạt động sản xuất kinh doanh ra nước ngoài để tiết giảm chi phí, các SME càng trở nên quan trọng tại thị trường lao động trong nước.
Mặc dù phần lớn các SME có quy mô gia đình, ít có khả năng và tham vọng phát triển lớn, nhiều doanh nghiệp trong số này có tốc độ tăng trưởng nhanh, mức độ sáng tạo cao, và nếu được nuôi dưỡng tốt có thể trở thành những công ty lớn trong tương lai.
Theo ông Ludo Van der Heyden, một giáo sư tại trường kinh doanh INSEAD của Pháp, mặc dù các SME luôn dễ bị tổn thương hơn trước sự đi xuống kinh tế so với các doanh nghiệp lớn, nhưng các SME lại có khả năng quản lý để vượt khủng hoảng tốt hơn.
Đó là do đối tượng doanh nghiệp này thường hoạt động hiệu quả hơn và linh hoạt hơn. Các SME “thường không mắc phải những phản ứng ngớ ngẩn mà các công ty lớn hay mắc, như cắt giảm chi phí mạnh và không có sự phân biệt, do đó họ phục hồi nhanh hơn”, ông Heyden nói.
Thêm vào đó, các SME có quan hệ gần gũi hơn nhiều với khách hàng so với các doanh nghiệp lớn, đồng thời thường độ tin tưởng giữa nhà quản lý và người lao động cao hơn, nên mức độ linh hoạt trong vấn đề lao động vì thế cũng lớn hơn.
Lấy công ty Sonogar 5, một hãng bán lẻ ở Paris chuyên kinh doanh các mặt hàng định vị và đa phương tiện cho xe hơi làm ví dụ. Ông chủ của công ty này là Hugo Delpierre đã giảm lương của chính mình và dự định giảm diện tích mặt bằng cửa hàng ở khu vực trung tâm Paris xuống còn một nửa để duy trì sự tồn tại của công ty. Sự hỗ trợ của chính phủ
Tuy nhiên, không thể phủ nhận thực tế rằng, các SME châu Âu nói riêng và trên thế giới nói chung thời gian này đang đối mặt nhiều khó khăn. Họ là những doanh nghiệp có ít tài sản và “đệm giảm xóc” từ nguồn lợi nhuận tích lũy hơn so với những công ty lớn. Ngoài ra, họ không có khả năng phân bố rủi ro kinh doanh bằng nhiều dòng sản phẩm và thị trường. Cùng với sự sụt giảm của nhu cầu, các SME cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt tín dụng diễn ra căng thẳng.
Cách đây 5 tuần, ông Laurent Vronski, Giám đốc điều hành của Ervor, một công ty sản xuất máy nén khí của Pháp, đã quyết định “kiểm tra” lòng trung thành của hai ngân hàng mà ông là khách hàng lâu năm, HSBC và Société Générale, bằng cách đề nghị họ cấp cho ông vay thấu chi một khoản lớn.
Mặc dù Ervor được Ngân hàng Trung ương Pháp định mức tín nhiệm ở mức cao nhất và công ty này dự báo doanh thu đi ngang trong năm nay, đề nghị của ông Vronski hiện vẫn chưa được HSBC và Société Générale trả lời. “Tôi không thích kiểu này. Cách đây hai năm, các ngân hàng thi nhau mời chúng tôi vay tiền”, ông Vronski nói.
Tuy nhiên, tới thời điểm hiện nay, dường như phần lớn các SME của châu Âu đã tìm ra hướng đi để vượt qua khó khăn. Tại Anh, số vụ thanh lý tài sản doanh nghiệp đã lên tới con số 4.941 vụ trong quý 1 của năm nay, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn nạn nhân trong số này là các SME.
Tuy nhiên, một cuộc điều tra do Liên đoàn Doanh nghiệp nhỏ, tổ chức đại diện cho những SME nhỏ nhất ở Anh, cho hay, 60% doanh nghiệp thành viên đang hoạt động tốt bằng hoặc thậm chí tốt hơn năm ngoái.
Tại Đức, số doanh nghiệp bị giải thể trong 3 tháng đầu năm nay không thay đổi gì nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Đó phần lớn là nhờ tiêu thụ nội địa tại Đức không sụt giảm, giúp các SME phục vụ thị trường trong nước hoạt động tốt. Ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu chịu tác động tiêu cực khá nặng nề. Các nhà sản xuất máy công cụ tại nước này dự báo doanh thu sẽ sụt giảm 60% trong năm nay.
Mặc dù vậy, tỷ lệ sa thải nhân công ở những SME này vẫn sẽ thấp hơn mức bình quân toàn quốc, do kỹ năng của công nhân làm việc cho các SME ở Đức là rất quý giá.
Tại Pháp, số vụ phá sản doanh nghiệp tăng 21% trong quý 1 năm nay, nhưng 70% số vụ đổ vỡ diễn ra tại những doanh nghiệp nhỏ nhất, nơi ông chủ cũng là nhân viên, nên tác động không có gì nghiêm trọng.
Tới thời điểm này, những công ty lớn vẫn là đối tượng chính được nhận sự hỗ trợ của chính phủ, nhưng các công ty nhỏ cũng đã bắt đầu được giúp đỡ. Chính phủ nhiều nước đã yêu cầu ngân hàng cho các SME vay, cung cấp bảo đảm tín dụng, hoãn áp dụng một số loại thuế…
Bỉ, Pháp và Italy đã có những động thái can thiệp mạnh nhất vào hệ thống ngân hàng nhằm hỗ trợ SME. Bỉ và Pháp đã cùng tổ chức các mạng lưới trung gian tín dụng phủ rộng toàn quốc. Hệ thống này có quyền thay mặt các SME để yêu cầu các ngân hàng cho đối tượng này vay vốn. Italy thì giám sát các ngân hàng trong hoạt động cho các SME vay.
Giới doanh nhân cho rằng, các nhà trung gian tín dụng có thể đem lại hiệu quả rất tích cực, mặc dù các SME rất ngại làm phật ý các ngân hàng một khi họ sử dụng tới các nhà trung gian này. Một công ty nhỏ của Bỉ tên là Eyetronics thành lập cách đây 10 năm, chuyên về dịch vụ quét 3 chiều cho các xưởng phim Hollywood và các trò chơi video, đã mất 7 tháng để xin vay một khoản tiền từ ngân hàng, mặc dù hoạt động kinh doanh của họ diễn ra rất tốt.
Ông Reinhilde Veugelers, một quan chức của viện nghiên cứu chính sách Bruegel ở Brussels, Bỉ, chính các SME non trẻ và có năng lực sáng tạo là đối tượng chịu sự đe dọa nhiều nhất từ căng thẳng tín dụng và suy thoái kinh tế và cần tới nhiều nhất sự hỗ trợ của chính phủ, do sản phẩm của đối tượng doanh nghiệp này mới mẻ và chưa được chấp nhận rộng rãi. Các ngân hàng thường ngại cho SME vay tiền, khiến họ gặp nhiều trở ngại trong quá trình phát triển thành những doanh nghiệp lớn.
Theo số liệu của Bruegel, chỉ có 3 doanh nghiệp thành lập tại châu Âu từ năm 1975 tới nay được xếp vào hàng 500 công ty lớn nhất thế giới, so với con số 25 công ty của Mỹ và 21 công ty ở các nền kinh tế đang nổi lên. Bởi vậy, các nước châu Âu càng có lý do để giúp đỡ những SME giàu sức sáng tạo nhất của khu vực vượt qua cuộc khủng hoảng này.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Những doanh nhân giàu nhất của nước Nga đang ngày càng trở nên lo sợ trước chính sách của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, đặc biệt là sau vụ rơi máy bay Malaysia ở miền Đông nước này, theo hãng tin Bloomberg. Giới tỷ phú của xứ bạch dương sợ rằng, Nga sẽ lĩnh thêm đòn trừng phạt từ phương Tây, nhưng cũng rất lo bị điện Kremlin trả đũa nên không dám nói công khai.
Ngạc nhiên và vui mừng trước thắng lợi của vị giáo sỹ ôn hòa Hassan Rohani trong cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra tại Iran, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu sắp tới có thể đẩy mạnh việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Tehran, với mục đích nhằm đánh giá lập trường của chính phủ Rohani.
Tổng thống Pháp, Francois Hollande mới đây đã phát biểu rằng cuộc khủng hoảng nợ công vốn gây khó khăn cho khu vực này trong bốn năm qua, giờ đã chấm dứt. Đó sẽ là tin tốt cho cả thế giới một khi các số liệu không chống lại nhận xét đó.
Màn diễu binh của quân đội Nga trong lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phátxít 9/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận, bởi những loại khí tài tối tân mà Nga đang sở hữu.
Ngày 9/4, Đức tuyên bố bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một khu chứa chất thải phóng xạ vĩnh viễn, một trong những vấn đề từng gây tranh cãi trong chính phủ nước này suốt 3 thập kỷ qua.
Hôm 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo, xung đột nếu xảy ra sẽ có sức hủy diệt lớn hơn cả thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Chính phủ Nga vừa đưa ra sáng kiến tăng cường hợp tác Nga-Nhật, trong đó có gần 180 dự án Mátxcơva muốn hợp tác với Tokyo có tổng trị giá khoảng 2.500 tỷ yen (hơn 25 tỷ USD).
Bộ trưởng Năng lượng G-8 đã thống nhất thúc đẩy chính phủ nước họ và các nước khác trên thế giới tiếp tục đầu tư vào năng lượng mới và sạch hơn, dù khủng hoảng đang diễn ra.
Một cuộc khẩu chiến gay gắt đã nổ ra giữa Chính phủ Mỹ và báo chí Anh. Đầu dây mối nhợ là việc Daily Telegraph, tờ báo hàng đầu nước Anh, số ra ngày 28-5 đưa một thông tin gây sốc: trong số các bức ảnh mà Tổng thống Barack Obama không muốn công bố, có những cảnh lính Mỹ cưỡng hiếp tù binh Iraq.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa phê chuẩn Chiến lược an ninh quốc gia Nga tới năm 2020, nhằm củng cố những nỗ lực của bộ máy lãnh đạo liên bang, các cơ quan chính phủ, tổ chức và cá nhân trong việc bảo đảm an ninh quốc gia.
Ngày 30/5 các công tố viên Ý ra lệnh tịch thu hàng trăm bức ảnh chụp Thủ tướng Silvio Berlusconi đang tìm cách ngăn cản các phóng viên chụp các cô gái để ngực trần tại biệt thự Sardinia của ông.
Hôm nay, 26/5, Tổng thống Nicolas Sarkozy có mặt trong buổi mở căn cứ quân sự đầu tiên của Pháp mang tên “Trại Hòa bình” tại Abu Dhabi - thủ đô của các Tiểu Vương quốc Ả - Rập Thống nhất (UAE).
Nga và Ukraine có thể đang tiến gần tới một cuộc khủng hoảng khí đốt mới vì Kiev gặp khó khăn trong việc thanh toán, một quan chức Nga tháp tùng Thủ tướng Vladimir Putin tới hội nghị Kazakhstan hôm qua cho biết như vậy.
Theo thống kê mới được công bố, trong tháng 5/09, lượng người thất nghiệp tại Đức chỉ tăng thêm 1.000 (trong khi các chuyên gia phân tích dự đoán con số này là 69.000), so với mức tăng 58.000 trong tháng trước đó.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.