Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đông Âu phục hồi kém bền vững

 Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD) cho hay con đường phục hồi tại các nước Đông Âu và Liên bang Nga sẽ “bất ổn khó lường” do ảnh hưởng của cơn bão nợ công trong eurozone.

Tại cuộc họp thường niên diễn ra tại Croatia mới đây, EBRD cho biết đã khởi động chương trình hành động nhằm phát triển các thị trường vốn nằm trong khu vực mục tiêu của mình, cũng như giảm sự lệ thuộc của khu vực này vào thị trường ngoại hối và vốn nước ngoài. EBRD cho rằng “Quá trình phục hồi tại hầu hết các nước trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ bối cảnh bất ổn của khu vực đồng tiền chung euro và làm tăng áp lực lên mục tiêu ổn định tài chính tại Đông và Tây Âu”. EBRD được thành lập từ năm 1991 để giúp các nền kinh tế thuộc khối Đông Âu cũ chuyển sang nền kinh tế thị trường.

WSJ dẫn nhận định của EBRD rằng cùng với các rủi ro từ bên ngoài ngày một tăng lên, trong khu vực cũng bắt đầu xuất hiện như tình trạng thất nghiệp và các khoản cho vay dưới chuẩn gia tăng.

Trong báo cáo mới nhất gửi tới 29 nước tham gia đầu tư, EBRD kỳ vọng tăng trưởng GDP của các nước sẽ đạt mức 3,7% trong năm nay, sau khi đưa ra dự báo GDP trong tháng 1 có thể mở rộng lên mức 3,3%. Dự báo của EBRD thấp hơn so với kfy vọng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

EBRD đưa ra dự báo không mấy lạc quan về mức tăng trưởng tại khu vực Đông Âu xuất phát từ mối quan ngại một số nước thuộc Đông Âu đã gánh chịu hậu quả nặng nề trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu, do ảnh hưởng từ làn sóng cho vay ngoại tệ. Nhiều doanh nghiệp phải chật vật xoay sở trả nợ ngoại tệ khi đồng tiền khu vực giảm giá.

Nền kinh tế khu vực Đông Âu từng tăng trưởng mạnh nhờ vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do chi phí lao động thấp và lợi thế về khả năng tiếp cận tới thị trường EU, cũng như các khoản tín dụng ngân hàng dồi dào. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây suy yếu nhiều nền kinh tế của khu vực, khiến cho dòng vốn đầu tư nước ngoài cạn dần, nhu cầu về hàng hóa và lao động từ khu vực đồng tiền chung euro cũng giảm bớt. Hơn thế, hậu quả khủng hoảng về dài hạn đang làm giảm lượng vốn đầu tư vào khu vực tư nhân, đồng thời buộc EBRD phải duy trì nguồn tài trợ của ngân hàng nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài của châu Âu.

(VnExpress)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Nga muốn hợp tác với Mỹ xây dựng khu công nghệ Skolkovo
  • Châu Âu không còn là chủ lực của thế giới
  • Pháp xây “siêu đại học”
  • Sức mạnh khủng khiếp của Hạm đội Biển Đen
  • Kinh tế Anh còn trầm trọng hơn Hy Lạp
  • TTg Putin đề ra hướng phát triển kinh tế Nga thời hậu khủng hoảng
  • Medvedev không tán thành sáp nhập Gazprom và Naftogaz
  • Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ “chê” trực thăng Ka-50-2 của Nga?