Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liệu pháp "thắt lưng buộc bụng" ở EU

Người dân Hy Lạp biểu tình tại Thủ đôA-ten phản đối những chính sáchkhắc khổ của Chính phủ.Ảnh: Tân Hoa xã.

Biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nhằm đối phó tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công khổng lồ ngày càng được nhiều nước công nghiệp phát triển áp dụng trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong khối Liên hiệp châu Âu (EU), sau các nước Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Pháp và Anh, nay là I-ta-li-a và Ðan Mạch buộc phải thực thi các biện pháp kinh tế khắc khổ và cải cách trong lĩnh vực tài chính.

Ngày 25-5, Chính phủ I-ta-li-a đã quyết định áp dụng biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nhằm tiết kiệm 24 tỷ ơ-rô trong hai năm tới. Gói biện pháp khắc khổ tập trung vào việc cắt giảm chi tiêu trong khu vực nhà nước, như là cắt giảm lương, tăng thu thuế và chống trốn thuế. Năm 2009, thâm hụt ngân sách nhà nước của I-ta-li-a chiếm 5,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Khoản nợ công đã bằng 115,8% GDP.

Cùng ngày, Ðan Mạch đã đưa ra kế hoạch khắc khổ và cắt giảm tiền lương của các thành viên Chính phủ. Chính phủ của Thủ tướng La-xơ Ra-xmút-sen đã quyết định cắt giảm chi tiêu công khoảng 24 tỷ cua-ron (tương đương 4,37 tỷ USD) trong ba năm tới. Kế hoạch khắc khổ này bao gồm việc cắt giảm viện trợ cho nước ngoài và phúc lợi xã hội (gồm khoản bồi thường thất nghiệp và hạn chế trợ cấp cho trẻ em) và hoãn kế hoạch giảm thuế cho những đối tượng có thu nhập cao. Ðan Mạch đã duy trì được một ngân sách cân bằng trong nhiều năm qua, nhưng mức thâm hụt ngân sách có thể sẽ lên tới 5,5% GDP trong năm nay.

Chính phủ liên hiệp Anh vừa được thành lập sau bầu cử Quốc hội đã phải đưa ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách khẩn cấp trị giá 6,25 tỷ bảng Anh (8,7 tỷ USD), giảm 5% lương của các thành viên Chính phủ và sẽ cắt giảm từ 300 nghìn đến 700 nghìn việc làm trong khu vực công trong vòng vài năm tới.

Nhiều chuyên gia từng cảnh báo, tình trạng nợ công cao và thâm hụt ngân sách lớn tại các nước thành viên EU có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính mới trên thế giới. Thị trường thế giới xuất hiện những biến động, đồng ơ-rô mất giá mạnh so với đồng USD, dầu mỏ và cổ phiếu mất giá. EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã "xắn tay áo" cùng hợp lực ngăn chặn nguy cơ này. Hàng loạt cuộc họp được tổ chức, nhiều biện pháp được nêu ra bàn thảo. Nhóm làm việc đặc biệt của các bộ trưởng tài chính và các chuyên gia kinh tế của EU tại cuộc họp mới đây đã đề nghị tăng cường trừng phạt, trong đó có biện pháp phạt tài chính, đối với các nước khu vực đồng ơ-rô không tuân thủ các quy định về hạn chế nợ quốc gia và giảm mức thâm hụt ngân sách được quy định trong Hiệp ước về ổn định của EU. Quỹ IMF kêu gọi Tây Ban Nha khẩn trương cải cách hệ thống ngân hàng và thị trường lao động nếu không muốn đi theo vết xe đổ của Hy Lạp. EU và IMF đã cho Hy Lạp vay 110 tỷ ơ-rô trong thời gian ba năm, lập "Quỹ chống khủng hoảng" trị giá 750 tỷ ơ-rô.

Tuy nhiên, những biện pháp cấp bách của EU và IMF được cho là chỉ có thể tạm thời làm dịu tình hình, chứ không thể giải quyết gốc rễ vấn đề. Vả lại, việc "bơm" thêm tiền có thể gây ra những hậu quả mới. Những người lao động ở Hy Lạp đã phản đối mạnh mẽ những biện pháp kinh tế khắc khổ của chính phủ. Các công đoàn Hy Lạp đã tổ chức bốn đợt đấu tranh trong cả nước và đã xảy ra bạo động chết người ở một số địa phương. Họ nêu rõ, họ không gánh chịu những hậu quả của những chính sách yếu kém và sai lầm của Chính phủ. Người đứng đầu tổ chức công Ðan Mạch đã duy trì được một ngân sách cân bằng trono rằng, các biện pháp khắc khổ của Chính phủ là không công bằng, chủ yếu tác động đến tầng lớp lao động. Ông không loại trừ khả năng kêu gọi tổng bãi công để phản đối.

(Theo XUÂN HIỆU // Nhandan Online)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Các ngân hàng châu Âu rầm rộ M&A
  • Ukraine: Quốc hội thông qua luật cấm gia nhập NATO
  • Anh công bố danh sách quan chức lương cao hơn thủ tướng
  • Anh vận hành nhà máy đầu tiên lọc nước biển
  • Quan hệ Pháp - Đức xấu đi do khủng hoảng nợ
  • Một chính khách Nga “gặp người ngoài hành tinh”
  • Những phút cuối trên máy bay Ba Lan tử nạn
  • Mộng chưa thành?