Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hy Lạp sẽ không nhận được gói cứu trợ trước tháng 11

Châu Âu từ chối thông qua gói cứu trợ khẩn cấp trong tháng 10 do quốc gia này chưa đạt được các điều kiện về cắt giảm thâm hụt ngân sách.

Trong cuộc họp tại Luxembourg ngày hôm qua, Bộ trưởng tài chính các nước châu Âu cho biết Hy Lạp có thể sẽ phải chờ đến giữa tháng 11 mới nhận được phần tiếp theo từ quỹ giải cứu theo chương trình viện trợ khẩn cấp đã được thông qua từ tháng 7.

Phát biểu sau cuộc họp, châu Âu cho biết họ đang đánh giá lại mức độ cũng như vai trò của khu vực tư nhân trong gói cứu trợ thứ 2 dành cho Hy Lạp.

Theo thỏa thuận thông qua từ ngày 21/7, các chủ nợ tư nhân đã đồng ý giảm nợ 21% cho quốc gia này nhằm giảm bớt gánh nặng nợ nần và thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, vai trò và sự tham gia của khu vực tư nhân có thể tiếp tục cần được xem xét.

Trước đó, Hy Lạp đã công bố dự toán ngân sách năm tài chính 2011 với mức thâm hụt ngân sách 8,5% GDP, cao hơn nhiều so với mục tiêu 7,6% mà quốc gia này đã cam kết trong chương trình cứu trợ.

Cũng theo dự toán này, mức thâm hụt của năm 2012 vẫn còn 6,8%, thay vì 6,5% theo mục tiêu đã đề ra dù chính phủ quốc gia này đã thông qua cắt giảm biên chế khu vực công khoảng 30.000 lao động, giảm lương và lương hưu của nhiều đối tượng khác.

Các bộ trưởng tài chính sẽ tiếp tục nhóm họp vào ngày 13/10 tới và đưa ra quyết định dựa trên kết quả thanh tra của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Liên minh châu Âu EU.

Sự trì hoãn của châu Âu đang đẩy Hy Lạp đến gần khả năng vỡ nợ hơn bao giờ hết.

 

(Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Hy Lạp lại đứng trước khả năng vỡ nợ
  • Diện mạo nền kinh tế nước Nga vào giai đoạn mới
  • Tây Ban Nha, Italia gia hạn lệnh cấm bán khống
  • Pháp tăng đánh thuế người giàu
  • Toàn cầu hoá và những khó khăn của phương Tây
  • Gián điệp kinh tế hoành hành ở Pháp
  • Nga và Iran bàn xây dựng nhà máy điện hạt nhân
  • Đức cương quyết phản đối chế độ trái phiếu chung