Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Kẻ thù số một" của nước Nga

Tại Nga, lãi suất tín dụng trung bình là 16–17%/năm, tối thiểu gần 15%/năm. Về nguyên tắc, lãi tối đa không có mức trần nhưng thường vào khoảng 22–23%/năm. Vì sao lãi suất tiền vay ở Nga lại cao như vậy?

Đối với bất kỳ ai đang vay nợ ngân hàng thì mức lãi suất là rất quan trọng. Điều này đặc biệt đúng với các doanh nhân mới bắt đầu gây nghiệp. Không ít người “đứt gánh giữa đường” vì không chịu được lãi ngân hàng. Nhưng hạ lãi suất tín dụng thì ngân hàng không muốn.

Vấn đề là tỷ lệ lạm phát thực tế ở Nga ở mức 10–12% cho nên ngân hàng cũng chỉ thu được chút lãi nếu cho vay với lãi suất tối thiểu (gần 15%/năm). Đó là chưa nói đến chuyện lạm phát có thể vọt lên 14–18% vào bất cứ lúc nào, khiến ngân hàng phải “uống nước lã thay cơm”. Cũng do lạm phát cao mà giá cả của mọi hàng hóa đều tăng, đặc biệt là bất động sản. Trong khi đó đồng lương tối thiểu từ lâu rồi không tăng mà giả sử có tăng thì cũng ít ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người dân.

Tại sao lạm phát lại cao? Nếu nói theo ngôn ngữ thông thường chứ không phải theo các báo cáo tràng giang đại hải thì ở Nga đang dư thừa tiền mặt. Những đồng đô la thu từ dầu mỏ được chi cho các khoản chi xã hội và lấp lỗ thủng ngân sách mà lẽ ra nó phải được đầu tư vào nền kinh tế. Vấn đề là nền kinh tế cũng không tiêu hóa nổi một khối lượng tiền lớn như thế - ở đây cũng chẳng có nhiều mối để mà chi. Không có các chương trình lớn trong việc giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ, cho họ vay tiền. Nói đúng ra, các chương trình kiểu đó có tồn tại, song ít ai biết đến và việc vay tiền cũng không hề đơn giản. Điều này có nghĩa là tiền chi cho các doanh nghiệp nhỏ không nhiều, khoản tiền lớn trong khuôn khổ các chương trình này cũng không dễ lấy.

Nếu tiền không được đầu tư xứng đáng vào nền kinh tế thì tỷ lệ lạm phát cao là điều dễ hiểu.

Cần phải làm gì để giảm lạm phát và tăng thu nhập thực tế cho người dân?

Trước hết là xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy người dân Nga tự đứng ra lập doanh nghiệp. Tiếp đó là đầu tư vào việc xây dựng các cơ sở sản xuất mới; mở rộng các chương trình cho doanh nghiệp vay vốn để mua thiết bị và hiện đại hóa sản xuất; đầu tư vào các công trình nghiên cứu cơ bản.

Chỉ có như vậy, Nga mới kiềm chế được nạn lạm phát – kẻ thù số một của đất nước bạch dương hiện nay.

(Tamnhin)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl