Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng nợ châu Âu đang tuột khỏi tầm kiểm soát...

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang tuột khỏi tầm kiểm soát và có nguy cơ lan truyền từ nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Italia, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha) sang các nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn như Vương quốc Bỉ.

Công ty xếp hạng tín dụng Standard & Poor nhiều khả năng sẽ hạ mức xếp hạng tín dụng của Bỉ trong vòng 6 tháng tới, do nước này có mức nợ công, thâm hụt ngân sách cao và không có khả năng thành lập được một chính phủ ổn định.
 
Cho đến nay, gần như tất cả những lo ngại về sự ổn định tài chính của các nước Khu vực đồng euro (Eurozone) đều tập trung vào PIIGS. Các quốc gia này đều có một số điểm chung như có “bong bóng” lớn trên thị trường bất động sản và tài chính, thâm hụt ngân sách và nợ cao và nhiều trở ngại về chính trị trong việc giải quyết các vấn đề này. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng cần đưa  vào danh sách các nước đang khó khăn này thêm hai quốc gia Tây Âu phát triển khác là Bỉ và Áo vì cả hai nước này cũng có những đặc điểm tiêu cực của PIIGS.

Trong hai nước này, tình hình ở Bỉ xấu hơn. Bỉ cũng phải hứng chịu bong bóng bất động sản xấu như Tây Ban Nha. Nợ công năm 2009 của Bỉ tăng lên mức 96% GDP, cao hơn 20% so với mức của Bồ Đào Nha - quốc gia được dự báo sẽ là nước phải cứu trợ tiếp theo trong nhóm PIIGS. Có lẽ điều quan trọng nhất là việc Bỉ không thể có một chính phủ đoàn kết dân tộc, do kể từ cuộc bầu cử tháng 4/2007, Bỉ đã trải qua 3 đời chính phủ khác nhau.

Tình hình của Áo tốt hơn của Bỉ. Nợ và thâm hụt ngân sách của Áo thấp hơn đáng kể so với Bỉ, 68% so với 96% GDP và 3,5% so với 6%. Hệ thống chính trị của Áo ít nhiều cũng ổn định và lĩnh vực bất động sản của Áo hoàn toàn khác với châu Âu. Tuy nhiên, lĩnh vực ngân hàng của nước này lại đang trong tình trạng xấu, do cho vay quá nhiều, trong khi "bong bóng tín dụng đang nổ".

Tuy nhiên, điểm chung nhất giữa Áo và Bỉ với các nước nhóm PIIGS là họ đều phụ thuộc vào nguồn tài chính từ bên ngoài để giải quyết khoản nợ rất lớn trong nước. Áo, Bỉ, Hy Lạp và Ireland đều là quốc gia tương đối nhỏ, có nguồn tài chính hạn chế. Khi một quốc gia đối mặt với khó khăn về tài chính, điều đầu tiên chính phủ làm là đưa ra một thỏa thuận để huy động các nguồn tài chính nhằm giải quyết các khó khăn. Tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài của cả bốn nước Áo, Bỉ, Hy Lạp và Ireland là trên 50% GDP, một mức quá cao khiến cho các nước nói trên có thể xử lý tốt những vụ hỗn độn tài chính lớn.

Áo và Bỉ là các nền kinh tế tiên tiến với lĩnh vực tài chính tinh vi, phức tạp. Do đó bất kỳ một tác động xấu nào đối với các quốc gia phát triển Tây Âu thông qua hai quốc gia này sẽ làm các nhà đầu tư sợ hãi. Nếu Áo và Bỉ đi vào con đường của Hy Lạp, các nhà đầu tư sẽ mất hết lòng tin đối với châu Âu.

(tamnhin)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Moody’s dọa hạ tiếp xếp hạng tín dụng Hy Lạp
  • Eurozone mắc kẹt trong cái bẫy tài chính-kinh tế
  • London nhiều xe điện nhất Châu Âu
  • Tại sao kinh tế Đức lại phục hồi nhanh hơn Mỹ?
  • Liên minh tiền tệ châu Âu đi về đâu?
  • Lãnh đạo EU thống nhất sửa đổi luật tối cao khu vực
  • Châu Âu tiến hành lại “stress test” vào đầu năm sau
  • Doanh nghiệp Anh hướng tới Trung Quốc và Ấn Độ