Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liệu châu Âu có thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ đang lây lan?

Châu Âu thực sự đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng nợ lây lan trên khắp khu vực. Đây là mối nguy hại lớn hơn bao giờ hết, gây ra những hiệu ứng tiêu cực cho sức mạnh của hệ thống tài chính và phục hồi kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra tại Hy Lạp vào mùa xuân năm nay đã làm ảnh hưởng tới các quốc gia trong nhóm PIIGS như Bồ Đào Nha, Ireland, Ý và Tây Ban Nha làm một loạt các thị trường trên thế giới đổ vỡ và dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái kép.

Trong tương lai, cuộc khủng hoảng nợ của chính phủ Hy Lạp sẽ lan rộng trong khu vực và sau đó là trên khắp thế giới, gây ra nhiều vấn đề cho những ngân hàng lớn trên toàn cầu và một lần nữa làm ứ đọng các thị trường tài chính.

Hồi tháng 5 năm nay, Liên minh châu Âu đã lên kế hoạch giải cứu Hy Lạp và thành lập một quỹ viện trợ tài chính để giải quyết các vấn đề tương lại. Nhưng tuần qua EU lại phải gánh chịu những lo ngại mới.

Chính phủ Ireland gần đây đã phải đối mặt với sự phá sản của hàng loạt ngân hàng lớn buộc nước này phải quay sang cầu cứu Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế gói cứu trợ 85 tỷ euro.

Hôm thứ Ba vừa qua, Tổ chức Standard & Poor đã hạ 2 bậc tín dụng của Ireland. Một ngày sau đó, chính phủ nước này đã công bố kế hoạch cắt giảm chi tiêu, hạ mức lương tối thiểu và tăng thuế cao hơn.

Không nằm ngoài tầm ảnh hưởng, Bồ Đào Nha cũng đang phải vật lộn với các vấn đề ngân sách mới vào cuối tuần này nhằm tránh khỏi cuộc giải cứu tài chính.

Nhưng ngay cả khi Bồ Đào Nha có thành công tại thời điểm hiện tại thì nhiều chuyên gia vẫn cho rằng đầu năm sau quốc gia này vẫn có thể phải nhận một gói cứu trợ vì cần tái tài trợ vào các thị trường tài chính. Đất nước này đã phải chứng kiến một cuộc đình công lớn hôm thứ Tư tuần trước do phản đối kế hoạch cắt giảm của chính phủ.

Trong khi đó, nước láng giềng Tây Ban Nha cũng gánh chịu một khoản nợ (tương đối ít so với quy mô nền kinh tế) nhưng nghiêm trọng hơn là tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 20% và sự sụt giảm mạnh trong ngành công nghiệp xây dựng và du lịch.

Các ngân hàng lớn của Tây Ban Nha cũng liên quan đến các khoản nợ của Bồ Đào Nha, mặc dù số tiền cụ thể chưa xác định. Vì vậy, nhiều lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền ở Bồ Đào Nha có thể tràn qua Tây Ban Nha.

Nếu như cả Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland đều cần đến cứu trợ tài chính thì có lẽ con số cứu trợ đã vượt quá giới hạn 440 tỷ đôla.

Theo giáo sư tài chính quốc tế Andrew Karolyi thuộc trường Đại học Cornell, “Những lo lắng về vấn đề lây lan từ nước này sang nước khác ở khu vực châu Âu là rất hợp lý dưa trên các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế”.

Còn ông Sean Egan, người đứng đầu công ty đánh giá các khoản nợ độc lập Egan-Jones cho biết, các khoản nợ tính theo đầu người của Ireland đã tăng lên khoảng 135.000 euro (tương đương 180.000 đôla), gấp 5 lần so với Mỹ.

Theo ông, "Ireland đơn giản không thể đảm đương các gánh nặng tài chính thêm nữa", "Trong năm tới, cả thế giới sẽ hiểu chính sách cơ cấu lại hệ thống tài chính là một điều tất yếu”.

Nhà phân tích Katharina Jungen thuộc công ty Roubini Global Economics cho biết, các biện pháp hiện tại sẽ giúp Ireland và Bồ Đào Nha loại bỏ các nguy cơ trong ngắn hạn nhưng về lâu dài vẫn còn nhiều vấn đề khác cần giải quyết.

Julian Callow, chuyên gia kinh tế thuộc công ty Barclays Capital cho biết, các vấn đề ngân sách sẽ gặp khó khăn hơn khi các nhà đầu tư yêu cầu lãi suất cao hơn để mua các khoản nợ của những nước đang gặp khó khăn. Ông nói, "Gánh nặng đối phó với lãi suất bắt đầu gây thêm áp lực cho nền kinh tế".

Giáo sư Karolyi nói thêm rằng, vấn đề với các quốc gia PIIGS sẽ làm tổn thương các nước giàu có hơn trong khu vực euro.

"Ngay cả các quốc gia an toàn như Đức và Pháp cũng sẽ phải đối mặt với gánh nặng hỗ trợ những nước yếu hơn trong khu vực”.

Chính những vấn đề này đã làm cho tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm hơn hoặc suy thoái kinh tế trong khu vực châu Âu trở nên nghiêm trọng và cuộc khủng hoảng này sẽ sớm lan rộng tới các nền kinh tế khác trên thế giới.

Mỹ chắc chắn không thoát khỏi ảnh hưởng nếu như châu Âu bị suy thoái, thậm chí ngay cả khi các ngân hàng Mỹ tiếp xúc rất hạn chế với vấn đề nợ chính phủ của châu Âu.

Liên minh châu Âu là thị trường lớn thứ hai đối với xuất khẩu của Mỹ, chỉ sau Canada. EU đã mua khoảng 175 tỷ đôla hàng hóa từ Mỹ trong ba quý trước, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, vấn đề khủng hoảng ở châu Âu rõ ràng đang ảnh hưởng tới Mỹ.

(infoTV)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl