Là hai quốc gia dẫn đầu tại Liên minh châu Âu EU, nhưng trong thời gian gần đây, Pháp và Đức lại có nhiều bất đồng về phương thức xử lý khủng hoảng nợ tại châu Âu. Quan hệ hai nước đang rơi xuống mức thấp nhất trong vòng một chục năm qua, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự đoàn kết của EU. Thủ tướng Đức Angela Merkel trong ngày hôm nay sẽ gặp mặt Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại thủ đô Berlin. Nhiều chuyên gia phân tích dự đoán, hai bên có thể sẽ phát sinh mâu thuẫn trong việc có nên thiết lập cơ quan giám sát kinh tế cho khu vực Eurozone hay không.
Khủng hoảng nợ "kích hoạt" những mâu thuẫn
Thời kỳ đầu khi Đông và Tây Đức hợp nhất, mối quan hệ mật thiết giữa Pháp – Đức trở thành chìa khóa để thành lập Liên minh châu Âu EU, tuy nhiên, kể từ khi bà Angela Merkel lên cầm quyền, quan hệ hai nước Pháp - Đức không còn thân mật như trước. Nguyên nhân là do bà Merkel từ lâu đã không hài lòng trước sự nhiệt tình đôi lúc thái quá của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Hơn thế nữa, sau khi khủng hoảng nợ bùng nổ, TTg Đức Merkel còn bị buộc phải giải cứu Hy Lạp dưới sự thúc ép của Pháp, trong khi đó người Đức thì kịch liệt phản đối, kết quả là khiến cho tỷ lệ sự ủng hộ của cử tri dành cho bà Merkel bị sụt giảm mạnh.
Các thế hệ lãnh đạo chính trị trước của Pháp và Đức đều đang cảm thấy quan ngại trước sự bất hòa của hai vị lãnh tụ Pháp - Đức. Cựu tổng thống Pháp Valery Giscard dEstaing đã chỉ ra rằng, hai nhà lãnh đạo là ông Sarkozy và bà Merkel nên “thân mật” hơn, ông này đã cùng với cựu thủ tướng Đức Helmut Schmidt cảnh báo rằng, nếu Pháp – Đức “sức mẻ tình cảm”, EU khó tránh khỏi số phận thất bại.
Kể từ khi khu vực Eurozone thông qua cơ chế cứu trợ, tham vọng gia tăng các biện pháp cứu trợ của ông Sarkozy càng lớn hơn, bao gồm cả việc thành lập “Quốc hội khu vực Eurozone” để giám sát các chính sách tài chính kinh tế của EU. Nếu hôm nay, ông Sarkozy nhắc lại lời đề nghị này, dự đoán, bà Merkel sẽ phản đối mạnh mẽ.
Ngoài ra, trong khi Pháp nhiều lần chỉ trích việc Đức có thặng dư thương mại quá lớn; thì Đức lại chỉ trích việc Pháp bổ nhiệm các quan chức có quốc tịch Pháp vào đội ngũ lãnh đạo EU, nhằm mục đích trục lợi cho quốc gia, chẳng hạn như việc cách đây vài ngày, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB quyết định thu mua trái phiếu Hy Lạp, cũng bị chỉ trích là đã lấy cớ để trợ giúp cho khối ngân hàng Pháp, bởi vì Thống đốc ECB Jean-Claude Trichet là người Pháp.
(Vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com