Theo thông báo ngày hôm qua, Moody's đã hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp từ B1 xuống Caa1 - mức cảnh báo không nên đầu tư.
Moody's Investors Service cho rằng nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp tăng lên tới 50% khi các quan chức châu Âu chạy đua cùng kế hoạch đưa ra gói cứu trợ thứ 2 trong vòng 2 năm nhằm ngăn chặn khủng hoảng tài chính mới trong khu vực.
Theo thông báo ngày hôm qua, Moody's đã hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp từ B1 xuống Caa1. Động thái này diễn ra sau khi các nhà hoạch định chính sách xem xét tới việc yêu cầu các nhà đầu tư tiếp tục đổ tiền vào nợ của Hy Lạp khi các trái phiếu hiện nay đáo hạn.
12 năm sau khi sử dụng đồng tiền chung euro, các lãnh đạo châu Âu đang cố ngăn chặn vụ vỡ nợ đầu tiên trong khu vực đồng tiền chung euro.
Khoản cứu trợ 110 tỷ euro (158 tỷ USD) năm 2010 đã không thể ngăn các nhà đầu tư rời bỏ Hy Lạp, và nước này đang đối mặt với khoản thâm hụt 30 tỷ euro của trái phiếu trong năm tới với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm trên 16%.
Moody's cho biết, những rủi ro này cho thấy khả năng vỡ nỡ có thể xảy ra. Trong vòng 5 năm, khoảng 50% các tổ chức tài chính - phi tài chính xếp hạng Caa1 có thể giải quyết được vấn đề nợ của mình. Khoảng 50% trong số đó vỡ nợ.
Mức xếp hạng này có thể ảnh hưởng tới quan điểm của các nhà đầu tư với các ngân hàng lớn tại châu Âu hiện đang nắm giữ nợ của Hy Lạp.
Thông báo được đưa ra khi các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng giải quyết vấn đề của Hy Lạp trước cuộc họp thượng đỉnh các lãnh đạo EU ngày 23-24/6 tới.
Các yêu cầu bổ sung của Hy Lạp có thể được đưa ra trong hôm nay, khi câc quan chức EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoàn thành công việc đánh giá các tài khoản công của nước này. Đầu tuần sau các lãnh đạo tài chính khu vực đồng euro có thể sẽ họp.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Những doanh nhân giàu nhất của nước Nga đang ngày càng trở nên lo sợ trước chính sách của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine, đặc biệt là sau vụ rơi máy bay Malaysia ở miền Đông nước này, theo hãng tin Bloomberg. Giới tỷ phú của xứ bạch dương sợ rằng, Nga sẽ lĩnh thêm đòn trừng phạt từ phương Tây, nhưng cũng rất lo bị điện Kremlin trả đũa nên không dám nói công khai.
Ngạc nhiên và vui mừng trước thắng lợi của vị giáo sỹ ôn hòa Hassan Rohani trong cuộc bầu cử tổng thống vừa diễn ra tại Iran, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu sắp tới có thể đẩy mạnh việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Tehran, với mục đích nhằm đánh giá lập trường của chính phủ Rohani.
Tổng thống Pháp, Francois Hollande mới đây đã phát biểu rằng cuộc khủng hoảng nợ công vốn gây khó khăn cho khu vực này trong bốn năm qua, giờ đã chấm dứt. Đó sẽ là tin tốt cho cả thế giới một khi các số liệu không chống lại nhận xét đó.
Màn diễu binh của quân đội Nga trong lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Chiến thắng phátxít 9/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận, bởi những loại khí tài tối tân mà Nga đang sở hữu.
Ngày 9/4, Đức tuyên bố bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một khu chứa chất thải phóng xạ vĩnh viễn, một trong những vấn đề từng gây tranh cãi trong chính phủ nước này suốt 3 thập kỷ qua.
Hôm 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cảnh báo, xung đột nếu xảy ra sẽ có sức hủy diệt lớn hơn cả thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Mặc dù đã hết sức nỗ lực, song châu Âu vẫn chưa thể thoát ra khỏi mớ bùng nhùng khủng hoảng nợ công, giới phân tích quốc tế cho hay. Vừa mới hoàn tất kế hoạch giúp đỡ Bồ Đào Nha, nay châu Âu lại phải tính đến kế hoạch thứ hai dành cho Hy Lạp hiện cũng đang trong cảnh rất khó khăn.
Trong khi châu Âu muốn duy trì truyền thống, đưa người của họ lên làm Giám đốc IMF thì Mỹ tỏ ý muốn góp nhân sự. Cùng lúc đó, Trung Quốc và Ấn Độ cũng lên tiếng đòi sự thay đổi.
Tôi tự hỏi mình câu hỏi này trong khi đang ngồi nhà xem tivi về đám cưới giữa hoàng tử William và Kate Middleton, cô gái con nhà trung lưu không có quan hệ gì tới hoàng tộc. Câu trả lời khá hiển nhiên với tôi: sự quan tâm cuồng nhiệt của công chúng đối với đám cưới lần này.
Chính phủ Liên bang Đức hy vọng cùng Trung Quốc hợp tác nghiên cứu chế tạo xe điện. Khoa học kĩ thuật cao thu hút chính phủ Trung Quốc, hơn nữa thị trường Trung Quốc rộng lớn thực sự lôi cuốn Đức.
Hãng tin Reuters ngày 17/5 đưa tin, Chủ tịch Liên minh châu Âu EU Herman Van Rompuy hôm thứ Ba đã bày tỏ với các quan chức Trung Quốc rằng, châu Âu sẽ không cho phép khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone sụp đổ, các nước thành viên EU hứa sẽ cắt giảm thâm hụt ngân sách. Tuyên bố này nhằm xoa dịu nỗi lo liên quan khủng hoảng Eurozone có thể gây tổn hại cho đầu tư Trung Quốc.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.