Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nga nỗ lực vực dậy nền kinh tế

Thủ tướng Putin trình bày kế hoạch giải cứu kinh tế tại Hạ viện ngày 6-4. Ảnh: AFP

Thủ tướng Nga Vladimir Putin vừa công bố kế hoạch khôi phục kinh tế đất nước, trong đó tập trung kích cầu nội địa thay cho xuất khẩu dầu. Theo ông Putin, năm nay sẽ “cực kỳ khó khăn” cho kinh tế Nga. Trọng tâm của kế hoạch này là gói kích thích tiêu dùng trị giá 90 tỉ USD, chủ yếu là cắt giảm thuế và tăng phúc lợi xã hội cho người già và các gia đình có con nhỏ.

Quốc hội Nga cũng vừa thông qua kế hoạch chi tiêu ngân sách chính phủ năm 2009 của Thủ tướng Putin. Trong đó, chính phủ dự định hỗ trợ các ngân hàng thương mại; trợ cấp các ngành công nghiệp quân sự (như công ty sản xuất máy bay chiến đấu MIG sẽ được nhận 440 triệu USD); và hoãn đưa ra các biểu thuế mới cao hơn. Ông Putin đặc biệt nhấn mạnh việc kích thích tiêu dùng, trong đó có 17,6 tỉ USD chi tiêu mới được bổ dung trong ngân sách. Không có khoản này, phục hồi kinh tế Nga sẽ chỉ phụ thuộc vào sự tăng giá trở lại của các mặt hàng xuất khẩu như dầu. Tuy giá dầu tăng 15% từ đầu năm đến nay, nhưng vẫn thấp hơn 65% so với mức cao kỷ lục hồi tháng 7 năm ngoái.

Sau 10 năm tăng trưởng mạnh nhờ sự tăng giá của các sản phẩm dầu khí và kim loại, nền kinh tế trị giá 1.700 tỉ USD của Nga đang chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hơn 1 triệu người đã mất việc làm kể từ tháng 12 năm ngoái. Thị trường chứng khoán ở Nga cuối năm ngoái giảm 70% so với đỉnh điểm tháng 5-2008. Chính phủ ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2009 sẽ tăng trưởng âm 2,2% (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế cho rằng kinh tế Nga có thể sụt giảm tới 5,6%).

Nhắc lại cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin, Thủ tướng Putin cho rằng các nhà băng sẽ đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trong vài tháng tới, và kêu gọi cơ cấu lại “một cách cẩn thận” hệ thống ngân hàng. Chính phủ đang cân nhắc giữa việc tài trợ cho hơn 1.100 ngân hàng hoạt động ở nước này với việc tận dụng cuộc khủng hoảng để củng cố toàn diện ngành ngân hàng. Đối với các công ty mắc nợ, ông Putin cho biết chính phủ không có bổn phận trả nợ cho họ, ước tính lên tới 135 tỉ USD trong năm nay, nhưng sẵn sàng mua cổ phần của các công ty chiến lược. Trước đó, Điện Kremlin đã hoãn chương trình 50 tỉ USD giúp các công ty trả nợ, khiến các ngân hàng nước ngoài lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của các doanh nghiệp Nga.
 

Tổng thống và Thủ tướng Nga công khai thu nhập

Trang web của Tổng thống Dmitry Medvedev và Thủ tướng Putin ngày 6-4 đã đăng tải tổng thu nhập và tài sản trong năm qua của hai nhà lãnh đạo cấp cao nhất này của Nga. Theo đó, tiền lương của Tổng thống Medvedev năm 2008 là hơn 4,1 triệu rúp (tương đương 124.000 USD) và của Thủ tướng Putin là hơn 4,6 triệu rúp (140.000 USD).

Gia đình Tổng thống Medvedev có một căn hộ rộng 367,8 mét vuông, 2 ô tô và một ga-ra riêng rộng 32 mét vuông, gần 3 triệu rúp trong 9 tài khoản cá nhân trong các ngân hàng, thu nhập từ mảnh đất cho thuê rộng 4.700 mét vuông.

Gia đình Thủ tướng Putin có 1 căn hộ rộng 77 mét vuông và một mảnh đất 1.500 mét vuông, 3 xe ô tô và 1 ga-ra riêng. Ngoài lương, Thủ tướng Putin còn có khoản lương “hưu” của quân đội hơn 100.000 rúp/năm do từng là sĩ quan Ủy ban an ninh quốc gia (KGB). Ông Putin cũng có 230 cổ phiếu của ngân hàng Saint Petersburg. (TTXVN)
 

(Theo WSJ, Reuters, Businessweek, BBC)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Tây Ban Nha bổ nhiệm 6 bộ trưởng mới
  • Băng tan, Italia và Thụy Sỹ phải vẽ lại đường biên giới
  • EU: Mỹ đang 'gài mìn' thị trường tài chính toàn cầu
  • Các trường đại học châu Âu lo đối phó khủng hoảng
  • Hội đàm cấp cao Nga - Ðức: Cấu trúc tài chính thế giới cần phải thay đổi
  • Italy: Sản xuất rượu lao đao vì khủng hoảng kinh tế
  • Hãng xe hơi lớn thứ hai châu Âu sa thải CEO
  • Vì sao Chính phủ Séc sụp đổ?