Trong khi nền kinh tế toàn cầu còn nhiều nhân tố bất ổn do khủng hoảng nợ châu Âu, viễn cảnh kinh tế Nhật Bản vẫn còn u ám, hôm qua 2/6, Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatayama tuyên bố từ chức, biến động chính trường lại một lần nữa phủ bóng tối lên nền kinh tế Nhật Bản vừa mới xuất hiện dấu hiệu phục hồi.
Chính trường bất ổn trước tiên có thể sẽ ảnh hưởng tới tính lâu dài của các chính sách kinh tế Nhật Bản, nhiều dự luật quan trọng liên quan tới kinh tế chính trị có thể thông qua hay không đã trở thành vấn đề chưa giải quyết. Dự luật sửa đổi tranh chấp lao động, dự luật đối sách biến đổi khí hậu toàn cầu, dự luật cải cách bưu chính đều là những chính sách quan trọng của Đảng Dân chủ và Liên mình cầm quyền, hiện nay việc Đảng Dân chủ Xã hội rút lui khỏi liên minh cầm quyền và sự cản trở tại Đảng đối lập khiến việc xem xét các dự luật nói trên thêm khó khăn. Ngoài ra, ngày bế mạc kỳ họp quốc hội khóa này là ngày 16/6, công tác thẩm duyệt của Thượng viện và Hạ viện tạm thời bị đỉnh chỉ do thủ tướng Hatoyama từ chức, trong thời gian chưa đầy nửa tháng tới, Đảng Dân chủ vừa phải bầu ra thủ tướng mới, vừa phải cải tổ nội các, nên chuyện có đủ thời gian để hoàn thành công tác nghiên cứu các dự luật nói trên hay không cũng là một nghi vấn.
Dự luật sửa đổi tranh chấp động, dự luật đối sách biến đổi khí hậu toàn cầu và dự luật cải cách bưu chính đều là các dự luật liên quan mật thiết đến nền kinh tế, không ít quan chức chính phủ và giới thị trường lo lắng, nếu không thể thông qua theo đúng thời hạn tại Quốc hội lần này, các dự luật này sẽ có thể trở thành các dự luật dở dang. Sự hỗn loạn chính trị và sự không chắc chắn về chính sách khiến các doanh nghiệp và thị trường không biết làm thế nào, từ đó sẽ ảnh hưởng tới sự phục hồi của nền kinh tế.
Ngoài ra, “Chiến lược tăng trưởng kinh tế” mà chính phủ Nhật Bản dự định công bố vào tháng 6 tới cũng có thể bị hoãn lại do biến động chính trường. Mấy ngày gần đây, Bộ Kinh tế Nhật Bản đã công bố “Đồ án giám sát cấu trúc ngành công nghiệp sản xuất” được coi là kim chỉ nam cho các chính sách của ngành sản xuất Nhật Bản, chú trọng vào 5 lĩnh vực như xây dựng cơ sở xuất khẩu, môi trường năng lượng, sức khỏe y tế, văn hóa, phát triển vũ trụ và công nghiệp tiên tiến của robot để lôi kéo đà tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, các kế hoạch liên quan sẽ còn thông qua việc mở rộng mức độ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường nước ngoài, sửa đổi luật công ty và chính sách cạnh tranh doanh nghiệp để xúc tiến điều chỉnh cơ cấu ngành sản xuất. Bộ Kinh tế dự định trong thời gian tới sẽ bàn bạc với Bộ Lao động về các chính sách có liên quan, nhưng sự biến động của chính trường có thể khiến cho các vấn đề liên quan trở nên phức tạp hơn, việc có thể nhận được sự ủng hộ hay không cũng rất khó dự đoán.
“Đồ án giám sát cấu trúc ngành công nghiệp sản xuất” của Nhật Bản đang phát huy vai trò hướng dẫn chính trong phương diện đầu tư của các doanh nghiệp và phát triển công nghệ, nếu “đồ án giám sát cấu trúc ngành công nghiệp sản xuất” này do biến động chính trường mà không thể phản ảnh toàn bộ “chiến lược tăng trưởng kinh tế mới” của quốc gia hay “chiến lược tăng trưởng kinh tế mới” không thể được tung ra theo đúng thời hạn, đều bất lợi cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, từ đó ảnh hưởng tới bước tiến phục hồi của toàn bộ hệ thống kinh tế Nhật Bản.
(Vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com