Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nước giàu vay tiền nước nghèo


Lực lượng công đoàn Ouvrière biểu tình phản đối chính sách tăng tuổi hưu nằm trong gói kế hoạch nhằm giảm thâm hụt ngân sách của Pháp
Ảnh: Reuters

Châu Âu và Mỹ ngập trong nợ nần, trong khi các nước trước đây thuộc thế giới thứ ba trở thành chủ nợ. Chuyên mục chính trị của nhật báo "Repubblica" (Italia) số ra mới đây đã đăng bài của tác giả Maurizio Stefanini nói về nghịch lý của G-20, khi các nước giàu đi vay các nước mới nổi, theo TTXVN.

Cuối năm 2009, Trung Quốc đã mua 50 tỷ USD trái phiếu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Brazil mua 10 tỷ USD trái phiếu của IMF, còn Ấn Độ mua của IMF 200 tấn vàng, trị giá khoảng 6,7 tỷ USD. Ngoài ra, Nga cũng công bố kế hoạch bảo lãnh trái phiếu trị giá 10 tỷ USD. Như vậy, các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đều đã đưa ra các gói cứu trợ và thông qua IMF hỗ trợ châu Âu và Mỹ.

Theo các số liệu chính thức, hiện Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ hơn 2.000 tỷ USD, một nửa trong số đó được dành để mua trái phiếu Mỹ. Dự trữ ngoại tệ của Nga là 288 tỷ USD, của Brazil là 252 tỷ USD và của Ấn Độ là 248 tỷ USD. Nhiều nước trước đây thuộc thế giới thứ ba cũng có dự trữ ngoại tệ hơn 100 tỷ USD như Hàn Quốc, Mexico….

Trong năm qua, thặng dư tài khoản công của các nước này thấp hoặc ở mức dương, chẳng hạn Trung Quốc và Hàn Quốc thặng dư là +1% GDP, Brazil gần như cân bằng với -0,8%, trong khi tại các nước G-7, tỉ lệ này khá xấu với Đức là -5%, Italia là -5,3%, Nhật Bản là -7,6%, Pháp là -8%, Mỹ là -10,7% và Vương quốc Anh tới -12%.

Tại hội nghị G-20 vừa qua, châu Âu được coi là khu vực đang cần các gói cứu trợ, trong khi khối BRIC vừa đóng vai trò cung cấp tín dụng, vừa giữ vai trò "đầu tàu" tăng trưởng. Trong năm 2009, các nước châu Âu và Mỹ có tỉ lệ tăng trưởng rất thấp, còn các nước BRIC lại có tỉ lệ tăng trưởng khá cao, với Trung Quốc là hơn 8,7%; Ấn Độ là 6,5%.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ, một mặt, các nước châu Âu ban hành các gói cứu trợ, lập Quỹ chống khủng hoảng, kêu gọi sự trợ giúp từ IMF…, mặt khác áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm chi tiêu công. Những chính sách này có thể giúp châu Âu phần nào giảm được nợ công và thâm hụt ngân sách, nhưng lại gây tác dụng phụ là kìm hãm tăng trưởng, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng giảm phát.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các nước châu Âu cần tiếp tục ưu tiên cho phục hồi kinh tế - dù phải chịu mức thâm hụt kinh tế cao - vì sau khi phục hồi tăng trưởng và nền kinh tế khởi sắc, họ sẽ bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Vì thế, việc các nước giàu hiện phải đi vay các nước trước đây thuộc thế giới thứ ba tuy là nghịch lý nhưng có lẽ là cần thiết vì hiện nay, giảm phát và thiểu phát mới là nguy cơ lớn nhất của lục địa già.

(Theo SGTT Online)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • Châu Âu có tan rã sau khủng hoảng?
  • Các nước A-rập với chiến lược "giải cơn khát"
  • Tập đoàn BP nhất trí thay “tướng”
  • Châu Âu làm "cách mạng năng lượng xanh"
  • Căng thẳng ngoại giao làm Hoàng Hải dậy sóng
  • Vợ chồng Tổng thống Pháp nhận tài trợ bất hợp pháp?
  • Đức mở đại tiệc trên… xa lộ
  • Nghỉ hè kiểu Thụy Sĩ