Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung – Đức: “Giải quyết các vấn đề trên tinh thần chia sẻ”

Trung Quốc và Đức cần tăng cường hợp tác và xử lý những thách thức mới, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ song phương để nắm bắt những cơ hội và thách thức trong thời kỳ hậu khủng hoảng, một chuyên viên từ Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc nhận định.

Trung Quốc và Đức là hai cường quốc mạnh trên thế giới đã thực hiện trao đổi cấp cao kể từ đầu năm nay. Việc trao đổi này đóng vai trò tích cực trong việc tăng cường hợp tác song phương, được dự đoán sẽ là “đòn bẩy” trong chuyến thăm chính thức ba ngày tới Trung Quốc của Thủ tướng Đức Angela Merkel, bắt đầu từ ngày 15/7.

Mở rộng hợp tác kinh tế thương mại sẽ là chủ đề mở đầu chương trình nghị sự của TTg Merkel, đặc biệt tại thời điểm khi sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế là cần thiết nhằm thúc đẩy lòng tin của người tiêu dùng.

Bắc Kinh và Berlin có tiềm năng rất lớn trong việc hợp tác và tăng cường mối quan hệ sâu sắc hơn. Điều này có lợi cho cả hai quốc gia trong lĩnh vực thương mại và kinh tế.

Trao đổi thương mại Trung – Đức đã đạt 110 tỷ USD trong năm 2009, tương đương giá trị thương mại giữa Trung Quốc với các nền kinh tế lớn của EU như Anh, Pháp và Ý trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.

Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc đạt 55,8 tỷ USD, một điểm sáng trong tăng trưởng ngoại thương giữa hai nước.

Bức tranh thương mại của hai nước cho thấy rằng, mối quan hệ song phương Trung – Đức đã thành công trong việc đẩy lùi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việc chia sẻ các mối quan tâm đã tạo ra nền tảng chính trị vững chắc cho sự phát triển quan hệ song phương. Gần đây, Đức đã quan tâm hơn tới những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Lập trường khách quan của Đức trong vấn đề tỷ giá đồng NDT của Trung Quốc và vấn đề Đài Loan đã tạo ra bầu không khí chính trị tích cực giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, những quan điểm tương tự trên nhiều vấn đề quan trọng, chẳng hạn như bảo hộ thương mại, vấn đề hạt nhân của Iran và thay đổi khí hậu, đã mở rộng không gian cho sự hợp tác lẫn nhau giữa Trung Quốc và Đức.

Tất cả những vấn đề quốc tế lớn, từ cải cách của các tổ chức tài chính quốc tế tới vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu, không phổ biến vũ khí hạt nhận và chống khủng bố chỉ có thể giải quyết được thông qua cơ chế đa phương như nhóm các quốc gia G20.

Mối quan hệ hợp tác sâu sắc giữa Trung Quốc – đại diện quan trọng của nền kinh tế mới nổi và Đức – thành viên có ảnh hưởng của EU có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề mang ý nghĩa toàn cầu.

Tuy nhiên, mặc dù hai nước có sự tương tác nhiều trên một số lĩnh vực trong những năm qua, song mối quan hệ song phương vẫn tồn tại những bất ổn.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc, đặc biệt sau khi Trung Quốc chiếm vị trí xuất khẩu lớn nhất thế giới của Đức trong năm ngoái, thì giới truyền thống Đức cũng như một số đại diện trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế đã tỏ ra không mấy thiện cảm với các quốc gia châu Á này.

Trung Quốc đang ngày càng được coi là đối thủ cạnh tranh chứ không phải là đối tác của Đức. Từ đó, va chạm giữa hai quốc gia này ngày một tăng lên. Ví dụ điển hình là, Đức đã thay đổi thái độ đối với mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia châu Phi. Sau năm 2005, Đức đã gọi sự hiện diện và hoạt động của Bắc Kinh tại châu Phi là “chủ nghĩa thực dân mới” có mục đích chiếm đoạt tài nguyên phong phú của lục địa này.

Những bất đồng cũng lan rộng vào lĩnh vực chính trị, lĩnh vực mà hai nước đã cố gắng tránh, đặc biệt, khi Đức gia tăng gây áp lực với Trung Quốc về vấn đề nhân quyền.

Trong thời kỳ hậu khủng hoảng, Trung Quốc và Đức cần nỗ lực nhằm chống lại những can thiệp từ bên ngoài đe dọa tới sự phát triển mối quan hệ song phương của hai nước. Đức và Trung Quốc cần hiểu rằng, cả hai nước sẽ được hưởng lợi từ sự hợp tác lẫn nhau.

Hợp tác kinh tế thương mại và trao đổi công nghệ là cách duy nhất để giải quyết các tranh chấp. Cả hai quốc gia cần tuân thủ quy tắc tự do thương mại nhằm thúc đẩy lợi ích lẫn nhau và góp phần ổn định cũng như phục hồi kinh tế thế giới

(vitinfo)

  • Nga trấn an dư luận trước cảnh báo nguy cơ kinh tế
  • Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17
  • Ứng viên ôn hòa đắc cử Tổng thống, hạt nhân Iran về đâu?
  • Châu Âu: Khủng hoảng nợ công đã qua ?
  • Điểm danh vũ khí tối tân của Nga tại lễ diễu binh
  • Châu Âu: Chông chênh gánh nợ
  • Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn
  • Ông Putin lo xung đột ở Triều Tiên hủy diệt hơn Chernobyl
  • “Gián điệp Nga” quyến rũ chết người
  • Hãng hàng không Ryanair sẽ bán vé đứng
  • Kinh tế Nga tăng trưởng khả quan
  • Thành công đầu tiên của Hy Lạp kể từ gói cứu trợ
  • Kinh tế Đức có dấu hiệu khả quan
  • Nga hạ thủy tàu ngầm thế hệ thứ tư
  • Nga sẽ cố vượt qua cánh cửa WTO bất chấp mọi trở ngại
  • Bóng ma đại suy thoái chưa buông tha châu Âu?