Mới đây, tại Sochi, thành phố phía nam nước Nga, TTg Putin đã hội đàm với Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov.
Sau khi kết thúc cuộc hội đàm, TTg Putin cho biết, “Chúng tôi đã thảo luận qua việc hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân, chúng tôi cũng sẵn sàng làm như thế trong lĩnh vực khí đốt, tôi đề xuất nên sáp nhập tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga và hãng dầu mỏ khí đốt Naftogaz của Ukraine.
Giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử Nga – ông Sergei Kiriyenko trước đó cho biết, hai nước Nga – Ukraine đang cân nhắc việc thành lập một doanh nghiệp góp vốn để xử lý các dự án hạt nhân.
Tập đoàn cổ phần khí đốt Gazprom là một trong những doanh nghiệp khí đốt lớn nhất toàn cầu. Năm 2008, sản lượng khí đốt của tập đoàn này chiếm tới 17% tổng sản lượng của thế giới, giá trị sản xuất chiếm khoảng 10% GDP của Nga.
Còn hãng dầu mỏ khí đốt Naftogaz là một doanh nghiệp quốc doanh và cũng là doanh nghiệp duy nhất của Ủkraine được phép nhập khẩu khí đốt của Nga.
Quy mô của tập đoàn Naftogaz còn nhỏ hơn nhiều so với quy mô của tập đoàn Gazprom. Tập đoàn này cũng đã từng phát sinh tranh chấp về giá khí đốt với Gazprom.
Theo lời tiết lộ với giới báo chí của ông Dmitri Peskov, phát ngôn viên của TTg Putin, hình thức sáp nhập khả thi nhất là bên đối tác sẽ lấy toàn bộ Naftogaz để đổi lấy số cổ phần tương ứng tại Gazprom, “điều mà chúng tôi đã đàm luận chính là thành lập một công ty đơn nhất”.
Ông Peskov cho biết, lời đề xuất này đã được xem xét thận trọng, không phải là ý định tạm thời.
Phát ngôn viên của tập đoàn Gazprom - Sergei Kuprianov cho hay, lời đề xuất của TTg Putin “khiến nhiều người hứng thú”, tập đoàn sẵn sàng nghiên cứu thêm.
Phát ngôn viên Vitalie Lukianenko của TTg Ukraine Mykola Azarov dường như lại cảm thấy ngạc nhiên trước đề xuất của TTg Putin.
Ông Lukianenko bày tỏ với hãng thông tấn Interfax của Nga rằng: “Chúng tôi chưa hề thảo luận về ý tưởng sáp nhập Gazprom với Naftogaz trong buổi hội đàm giữa Nga và Ukraine”.
Theo ông này, TTg Putin chưa sẵn sàng đưa ra đề xuất này, còn điều mà phía Ukraine có thể làm đó là xem kỹ lời đề nghị này trong tính huống chưa chuẩn bị.
Lời đề xuất của TTg Putin đã vấp phải sự từ chối của phe đối lập Ukraine. Lãnh đạo phe đối lập, cựu thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko cho rằng, đó là một phần trong “kế hoạch hủy hoại Ukraine”.
Theo ông Tymoshenko: “Sáp nhập không dựa trên quan hệ hợp tác, mà là dựa trên việc Nga hoàn toàn có được Ukraine”.
Chris Weafer, nhà phân tích của Công ty môi giới Ural Siberi cho rằng, Gazprom không thể sáp nhập với Naftogaz, việc này sẽ không nhận được sự ủng hộ của người dân Ukraine.
Victor Chumak – nhà phân tích của cơ quan nghiên cứu chính sách của Ukraine nhận định, Nga muốn thông qua việc sáp nhập để khống chế đường ống dẫn dầu quá cảnh Ukraine.
Giai đoạn hiện nay của Nga chủ yếu sử dụng đường ống khí đốt của Ukraine để vận chuyển khí đốt cho các nước châu Âu. Những tranh chấp khí đốt trong mấy năm trở lại đây giữa Nga – Ukraine đã gây “gián đoạn khí đốt cho khách hàng châu Âu.
Tổng thống Ukraine Victor Yanukovich sau khi lên cầm quyền vào tháng 2/2010, đã điều chỉnh chính sách ngoại giao với Nga, giúp mối quan hệ hai nước nồng ấm nhanh chóng.
Ông Yanukovych và TT Nga Dmitry Medvedev đã ký các thỏa thuận, đồng ý gia hạn thuê căn cứ cho Hạm đội Biển Đen của Nga đóng tại Ukraine thêm 25 năm, tới năm 2042. Thỏa thuận này được Quốc hội Ukraine phê chuẩn hôm 27/4 vừa qua.
Vấn đề giá khí đốt giữa Nga – Ukraine cũng đã đi đến thỏa thuận. Hôm 30/4, TTg Putin cho hay, ông đã chính thức ký mệnh lệnh, giảm 30% giá khí đốt cho phía Ukraine.
Tuy nhiên, trong khi quan hệ Nga – Ukraine nồng ấm trở lại, thì mâu thuẫn giữa chính phủ Ukraine và phe đối lập trong nước lại theo đó mà tăng.
Theo các nhà phân tích, nếu chính phủ Ukraine đồng ý sáp nhập Gazprom và Naftogaz, thì mâu thuẫn giữa liên minh cầm quyền và phe đối lập sẽ các khốc liệt hơn.