Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Châu Phi: Triển vọng 2010 và 2011

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã cắt đứt giai đoạn phát triển tương đối ổn định tại châu Phi.

Trong báo cáo mang tên "Viễn cảnh kinh tế châu Phi 2010 - 2011", OECD cho biết tăng trưởng của khu vực đã giảm từ mức trung bình khoảng 6% giai đoạn 2006-2008 xuống còn 2,5% năm 2009, tăng trưởng GDP bình quân đầu người trên thực tế bằng 0.

Theo OECD, các nền kinh tế châu Phi sẽ dần dần phục hồi, đạt mức tăng trưởng bình quân là 4,5% năm 2010 và 5,2% năm 2011 mặc dù cuộc suy thoái sẽ vẫn để lại dấu ấn.

Cùng chung nhận định, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết bất chấp những khó khăn, vẫn có nhiều ý kiến lạc quan về khả năng cải thiện của nền kinh tế châu Phi trong năm 2010. IMF đã dự báo mức tăng trưởng của châu lục này sẽ đạt 4% vào năm 2010.

Bộ trưởng Kinh tế Ăngôla, Manuel Nunes Fils tuyên bố, lĩnh vực dầu lửa sẽ lấy lại sức mạnh trong năm nay, đồng thời cho biết thêm, nền kinh tế của quốc gia này có thể tăng trưởng đến 8,2%. IMF cũng dự báo nền kinh tế hàng đầu khu vực Đông Phi này có thể bảo đảm mức tăng trưởng 3,9% năm 2010.

Theo OECD, châu Phi đã chống chọi khá tốt với cuộc khủng hoảng. Điều bất lợi là mặc dù vẫn tăng trưởng vào năm tới song cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua có thể sẽ làm cho các Chính phủ khó khăn hơn trong việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ là giảm một nửa số người nghèo khổ tại châu Phi từ nay đến năm 2015.

Việc phục hồi kinh tế sẽ không đồng đều trên toàn châu lục. Khu vực Nam Phi bị tác động mạnh nhất năm 2009 sẽ phục hồi chậm hơn phần còn lại của châu Phi với mức tăng trưởng gần 4% năm 2010/2011. Đông Phi, khu vực chống chọi với cuộc khủng hoảng tốt nhất sẽ một lần nữa vượt lên vào năm 2010/2011 với mức tăng trưởng trung bình trên 6% năm 2010/2011. Khu vực Bắc và Tây Phi sẽ tăng trưởng khoảng 5% trong khi Trung Phi tăng trưởng 4%.

Việc phục hồi cũng không giống nhau giữa các lĩnh vực kinh tế. Năm 2009, khối lượng xuất khẩu của châu Phi đã giảm 2,5% và khối lượng nhập khẩu giảm 8%. Các lĩnh vực như khai thác mỏ và công nghiệp chế biến đã bị tác động nặng nề do sự sụt giá nguyên liệu và giảm trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ thế giới. Những lĩnh vực khác nhất là nông nghiệp và dịch vụ phi du lịch đã chống chọi khá tốt và biết cách giảm những tác động của cuộc suy thoái. Tại hầu hết các nước châu Phi, lĩnh vực nông nghiệp đã thu được những kết quả tốt đẹp nhờ thời tiết thuận lợi.

Chính những chính sách của các quốc gia đã làm giảm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Châu Phi chịu đựng cuộc khủng hoảng thế giới tốt hơn những gì mà một số nhà quan sát lo ngại nhờ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng trước khi diễn ra suy thoái, giúp cải thiện những chỉ số kinh tế cơ bản tại nhiều nước. Bên cạnh việc trợ giúp liên tục, chính sách giảm nợ cũ và các khoản cho vay của Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Phi đã cho phép thông qua các chính sách chống chu kỳ kinh tế, giảm tác động của cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức chính trị. Viễn cảnh về sự phục hồi chậm chạp tại một số nước châu Phi làm cho việc giải quyết các vấn đề cơ cấu thậm chí có từ trước khi diễn ra khủng hoảng tài chính trở nên cấp bách. Chính những vấn đề này đã làm giảm tiềm năng tăng trưởng, dẫn đến mức nghèo đói tăng.

(Vinanet)

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Doanh nghiệp lớn Nam Phi tăng lợi nhuận từ World Cup
  • 120 triệu người Tây Phi có thể bị bệnh sốt vàng da
  • Dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của châu Phi
  • "Những con sử tử của khu vực châu Phi"
  • Đăng cai World Cup, Nam Phi được và mất gì?
  • World Cup 2010 trước giờ khai cuộc: Đất nước Cầu Vồng sẵn sàng cho ngày hội lớn
  • Nam Phi: Cúp điện, trộm cắp & hỗn loạn chuyện vé
  • Nam Phi cảnh báo nạn vé World Cup giả