Các chuyên gia chống rửa tiền quốc tế cho rằng cướp biển Somalia đã thiết lập một mạng lưới ngụy trang nhằm tiến hành các cuộc thương lượng và chuyển đổi các khoản tiền chuộc lớn thu được từ việc bắt giữ tàu, vào các hoạt động kinh doanh kiếm lời.
Một chuyên gia phân tích quốc tế giấu tên cho biết cướp biển Somalia đã chọn Trung tâm tài chính lớn tại Đubai, thuộc các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), và khu vực miền Nam Somalia, giáp với biên giới Kenya, làm nơi "rửa" các khoản tiền lớn kiếm được từ tiền chuộc tàu, thông qua các băng nhóm, tổ chức tài chính ở đây.
Chuyên gia này nhận định cướp biển Somalia đã thiết lập một mạng lưới các đại diện tại khu vực này để thực hiện việc đàm phán về các khoản tiền chuộc với chủ tàu bị bắt giữ và tiến hành "rửa" các khoản tiền kiếm được.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan phòng chống ma túy quốc tế (INS) cũng cho rằng cướp biển Somalia đã sử dụng UAE và Kenya như các địa bàn quan trọng nhằm tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.
Số liệu báo cáo cho thấy hàng năm có khoảng 100 triệu USD "tiền bẩn" được rửa qua hệ thống tài chính ở Kênia. Hoạt động này đã làm xói mòn các nỗ lực đấu tranh ngăn chặn các hoạt động tài chính gian lận của cộng đồng quốc tế.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức hàng hải quốc tế, cướp biển Somalia thời gian qua đã kiếm được hàng trăm triệu USD từ các khoản tiền chuộc tàu và thủy thủ đoàn bị chúng bắt giữ.
Mới đây, cướp biển Somalia đã nhận được khoản tiền chuộc kỷ lục, lên tới 9 triệu USD, sau khi bắt giữ tàu chở dầu siêu trọng Hàn Quốc.
Vụ việc này đã khiến cộng đồng quốc tế quan ngại việc các chủ tàu đơn phương tiến hành các cuộc thương lượng và chấp nhận trả tiền chuộc có thể làm gia tăng hoạt động của các nhóm cướp biển Somalia, ngăn cản các nỗ lực đấu tranh và làm xói mòn các cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc chống nạn cướp biển và rửa tiền hiện nay./.
Trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm diezel–điện có 2 nước luôn chiếm vị trí hàng đầu là Nga và Đức. Nhưng không thể bỏ qua các đối thủ sừng sỏ khác là Nhật, Pháp, Thụy Điển...
Hiện tại, dân số thế giới đang là 7,09 tỷ người và đang tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, lượng dân cư đã trở nên quá đông đúc khiến diện tích sống ngày càng bị thu hẹp đến ngột ngạt.
Nhân loại đã bắt đầu chiến tranh với những thanh gươm và tiến đến súng máy với vũ khí hủy diệt người hàng loạt, nhưng trong tương lai, những loại vũ khí gì sẽ xuất hiện?
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đang ngày càng có xu hướng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong những ngày đầu tiên của năm 2013, hạn hán và giá lạnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Giàu có, đẹp lộng lẫy và siêu sang trọng là những thứ thuộc về thế giới sòng bạc! Người lắm tiền nhiều của và thích chơi bạc sẽ có cảm giác thỏa mãn với những casino “khủng khiếp” dưới đây!
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay vẫn có không ít người giàu vung tiền tổ chức những bữa tiệc xa hoa, hao tiền tốn của bậc nhất trên giới!.
Mùa xuân năm nay, Julian Assange, nhà sáng lập trang web WikiLeaks, được cả thế giới tôn vinh là anh hùng của tự do ngôn luận. Giờ đây, ông đang chạy trốn lệnh truy nã của tòa án Thụy Điển và “yết thị đỏ” của cảnh sát quốc tế Interpol
Kể từ thời vua Pharaon của Ai Cập cổ đại hay thời các vị hoàng đế La Mã, chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào đi công cán ở nước ngoài hoành tráng và tốn kém nhiều như chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, theo nhận xét của nhật báo Daily Mail.
Ngày nay, số người Mỹ nắm các chức vụ chủ chốt trong tổ chức Al-Qaeda và các chi nhánh của nó đang càng ngày càng tăng. Đó là thách thức mới đối với các lực lượng thi hành luật pháp Mỹ.
Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập (AQAP) là một chi nhánh của Al-Qaeda trung ương do Osama bin Laden cầm đầu. Sau khi bị tấn công khủng bố hụt nhiều lần, Mỹ coi tổ AQAP là mối đe dọa trực tiếp, nguy hiểm hơn cả bin Laden.
Cảng hàng không vũ trụ đã khánh thành, phi thuyền đã bay thử thành công, chậm nhất 18 tháng nữa du lịch không gian dành cho đại chúng sẽ bắt đầu.
Báo L'Expanxion của Pháp trích báo cáo gần đây của nhóm GTA (Global Trade Alert) cho biết từ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) hồi tháng 6/2010 ở Toronto, Canada, các nước giàu mặc dù đã cam kết mở cửa thương mại thế giới, nhưng vẫn đưa ra 111 biện pháp mới bảo hộ mậu dịch.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.