- Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008 (Phần 1)
Ngày 25-2 vừa qua, Văn phòng báo chí Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố bản báo cáo dài 9.000 từ mang tên: "Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008". Ðây là năm thứ mười liên tiếp, Trung Quốc công bố Hồ sơ nhân quyền Mỹ. Dưới đây chúng tôi trích giới thiệu nội dung "Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008" để bạn đọc tham khảo.
- Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008 (Phần 2)
Tỷ lệ tù nhân trên số dân ở Mỹ lên mức cao mới. Báo Bưu điện Washington ngày 11-7-2008 cho biết, Mỹ có 2,3 triệu tội phạm hình sự đang bị giam giữ, nhiều hơn tất cả các nước trên thế giới. Báo cáo do Bộ Tư pháp Mỹ công bố ngày 11-12-2008 cho biết, hơn 7,3 triệu người Mỹ đang bị điều tra, bị giam giữ hoặc được tha bổng vào cuối năm 2007, tương đương 3,2% số công dân thành niên, hay cứ 31 người thành niên Mỹ có một người phạm tội (UPI, 11-12-2008). Trong nhóm người Mỹ da đen ở độ tuổi từ 20 đến 34, cứ chín người có một người bị bỏ tù (Người bảo vệ, 1-3-2008). Tỷ lệ tù nhân, hiện cao nhất trong lịch sử Mỹ, cao gấp sáu lần mức trung bình của thế giới (125 người trong 100 nghìn người). Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tái phạm tội ở Mỹ vẫn cao. Khoảng một nửa số người từng bị kết tội bị bỏ tù trở lại trong vòng ba năm.
- Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008 (Phần 3)
Việc thực hiện quyền giáo dục của người Mỹ không được bảo đảm. Báo cáo phát triển con người của Mỹ 2008-2009 chỉ rõ, 14% dân số Mỹ (khoảng 40 triệu người), với khả năng đọc, viết kém, không thể hiểu các bài báo hoặc sách hướng dẫn sử dụng (Minh Báo, 17-7-2008). Báo cáo do Trung tâm chính sách công cộng và giáo dục đại học quốc gia xuất bản ngày 3-12-2008 cho biết, từ năm 1982 đến 2007 học phí đại học tăng 439%, trong khi thu nhập gia đình bình quân giảm 147%. Học phí các trường đại học bang học kỳ mùa thu năm 2008 tăng trung bình 6,4%. Nhiều bang có kế hoạch tăng mạnh học phí các trường đại học công trong năm 2009. Hai bang Washington và Florida đang xem xét tăng học phí thêm 20% và 15% tương ứng.
- Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008 (Phần 4)
Quyền cơ bản của người châu Mỹ bản địa bị xâm phạm. Việc nước Mỹ xây dựng một bức tường cao hơn 5,4 mét dọc biên giới Mỹ - Mexico xâm phạm nghiêm trọng cuộc sống của người dân Apache bản địa (cộng đồng bộ lạc ở Bắc Mỹ). Phụ nữ bản địa trở thành nạn nhân các vụ bạo lực của lính Mỹ. Tại các thành phố biên giới và các thị trấn như Hu-a-rết, hơn bốn nghìn phụ nữ bản địa bị giết hoặc mất tích. Số thanh niên là cư dân bản địa chỉ chiếm chưa đầy 2% tổng số thanh niên tại Mỹ
- Lụi tàn dòng họ Kennedy
Thượng nghị sĩ Edward Kennedy qua đời đêm 25-8, ở thời điểm này, không ai trong số những người của dòng họ này ngang tầm với ông.
- Mong manh thỏa thuận hòa bình ở Sudan
Ngày 19-8 vừa qua, đại diện hai miền nam-bắc ở Sudan đã đạt được thỏa thuận thực hiện một số điểm gây tranh cãi trong hiệp định hòa bình ký năm 2005 nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 20 năm. Theo đó, các bên đồng ý trên nguyên tắc về chia sẻ nguồn tài nguyên đang tranh chấp và một số vấn đề liên quan cử tri trong cuộc bầu cử dự định tổ chức năm tới. Tuy nhiên, thỏa thuận hòa bình ở quốc gia rộng lớn nhất châu Phi này còn rất mong manh khi tình hình nước này gần đây căng thẳng.
- Chưa có giải pháp cho khủng hoảng chính trị ở Honduras
Gần hai tháng qua, cuộc khủng hoảng chính trị tại Honduras vẫn chưa tìm được lối thoát, khiến cộng đồng quốc tế, nhất là các nước khu vực Mỹ la-tinh luôn quan tâm theo dõi và lo ngại sâu sắc về những tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình phát triển khá ổn định ở khu vực này những năm gần đây.
- Nga nỗ lực giải quyết tình hình bất ổn tại Bắc Kavkaz
Liên tiếp trong những ngày qua, hàng loạt vụ đánh bom khủng bố đã xảy ra ở các nước cộng hoà thuộc LB Nga tại Bắc Kavkaz, làm hàng trăm người chết và bị thương. Vấn đề chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tại miền nam Nga lại nóng lên, khiến việc giải quyết triệt để những bất ổn tại đây trở thành một trong những chương trình ưu tiên của Tổng thống Nga D.Medvedev.