Bộ trưởng Giáo dục Israel Giedon Saar thông báo hôm 22-7 rằng chính quyền Israel sẽ loại bỏ khỏi sách giáo khoa dành cho học sinh gốc Ả Rập phần nội dung về sự thất bại và buộc phải lưu vong của người Palestine khi Israel lập quốc hồi năm 1948, đã được đề cập như một “thảm họa” (tiếng Ả Rập là “al-naqba”)
Theo hãng tin AP, nội dung “al-naqba” đã được cựu bộ trưởng giáo dục theo khuynh hướng hòa bình Yossi Sarid đưa vào sách giáo khoa hồi năm 2007 cho học sinh lớp 3 gốc Ả Rập. Sách của học sinh gốc Do Thái không đề cập phần này. Cụm từ “al-naqba” gây tranh cãi và chia rẽ từ 6 thập niên qua vì nhiều người Israel gốc Ả Rập khẳng định sự chia sẻ lập trường chính trị với người Palestine.
Trong khi đó, người Israel gốc Do Thái lại cáo buộc lập trường này là không trung thành với tổ quốc. Chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Đảng Likud chủ trương cứng rắn của ông có những thành viên còn yêu cầu người dân gốc Ả Rập phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc hoặc bị trục xuất khỏi Israel. Bộ trưởng Saar nói: “Không có quốc gia nào trên thế giới thể hiện sự kiện lập quốc của mình là một “thảm họa” trong sách giáo khoa chính thức”.
Trong khi đó, cựu bộ trưởng Sarid nhận định: “Chủ nghĩa lập quốc Do Thái đã thắng trên nhiều phương diện và có thể đủ sức để tự tin hơn. Chúng ta không cần phải sợ một từ nào cả”.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.