Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những thảm họa PR năm 2011

Năm nay là một năm của những thảm họa PR. Giáo sư Paul Argenti - nguyên chuyên gia tư vấn của tập đoàn Goldman Sachs và General Electric vừa đưa ra danh sách những thảm họa PR tồi tệ nhất năm 2011. 

Netflix

Tuyên bố của CEO Reed Hastings về việc sẽ tách Công ty Netflix ra làm hai đã làm thất vọng hàng triệu khách hàng. Ngay sau đó cổ phiếu của công ty bị sụt giảm nghiêm trọng. 23 ngày sau, họ buộc phải hủy bỏ quyết định. Hiện, ông Hastings đang phải trả giá cho sai lầm của mình khi giá trị cổ phần của ông có thể giảm 50% vào năm tới.

Argenti cho rằng Netflix sẽ không thể lấy lại phong độ trước kia của mình trên thị trường. Việc duy nhất mà công ty có thể làm lúc này là nâng cao chất lượng dịch vụ.

Olympus

Cựu CEO người Anh của tập đoàn, ông Michael Woodford đã gây ra một sự xáo trộn lớn nhất trong lịch sử công ty Nhật Bản này khi công khai khoản lỗ 1,5 tỷ USD tiền đầu tư vốn đã được giấu nhẹm trong một thời gian dài. Thông tin chi tiết còn đang là sự quan tâm lớn. Theo tin từ Reuters, trong tuần này các công tố viên Nhật Bản công bố họ đến lục soát văn phòng công ty và nhà riêng của vị cựu giám đốc này để thực hiện tiếp quá trình điều tra.

Rupert Murdoch

Vụ bê bối nghe lén điện thoại cũng như hối lộ đã làm sụp đổ hoàn toàn hình ảnh của tập đoàn truyền thông News Corp. Cảnh sát đã phải vào cuộc để diều tra vụ việc. Ông trùm truyền thông 80 tuổi này đã gặp phải những rắc rối không nhỏ. Hiện vụ việc cũng đang được tiếp tục điều tra và xử lý.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO)

Trận động đất và sóng thần hồi tháng 3 đã làm hư hỏng nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi của TEPCO, dẫn đến thảm họa hạt nhân lớn nhất kể từ sau vụ Chernobyl. 50.000 hộ gia đình di dời khỏi khu vực bị nhiễm xạ.

Người đứng đầu tập đoàn TEPCO, ông Masataka Shimizu, vào bệnh viện vì lý do sức khỏe ngay sau khi xảy ra thảm họa. Ông từ chức vào tháng 5. Công ty báo cáo lỗ 15 tỷ USD, thiệt hại lớn nhất trong lịch sử các công ty phi tài chính tại Nhật Bản.

Anthony Weiner

Sự nghiệp của ngài nghị sĩ bang New York đã  bị hủy hoại khi loạt ảnh nhạy cảm của mình với một phụ nữ trẻ bị rò rỉ.

Penn State

Vụ bê bối lạm dụng tình dục trẻ em liên quan đến vị trợ lý huấn luyện viên Jerry Sandusky đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổ chức đào tạo thể thao nổi tiếng trong một thời gian dài. Thật khó để Penn State lấy lại hình ảnh của mình trong lòng công chúng.

Warren Buffett

Người kế nhiệm tiềm năng của Buffett, ông David Sokol, đã ngấm ngầm mua một lượng lớn cổ phiếu của tập đoàn hóa chất Lubrizol. Sau đó thuyết phục Buffett mua lại công ty này. Việc làm này thực sự vi phạm chuẩn mực đạo đức của công ty và thực sự làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như danh tiếng của tỷ phú Warren Buffett.

Silvio Berlusconi

Cựu thủ tướng Italia là người giàu thứ ba nước này với trị giá tài sản 6,2 tỷ USD vào năm 2011. Ông cũng có cổ phần lớn trong các công ty truyền thông quốc gia. Một loạt các vụ bê bối tình ái cùng với cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã buộc ông phải từ chức vào hồi tháng 11 vừa qua.


Ủy ban tối cao của Quốc hội Hoa Kỳ về thâm hụt ngân sách

Vào tháng 8, Quốc hội có họp để bàn về việc cắt giảm thâm hụt ngân sách. Nhưng kết quả lại là thất bại khi vào tháng 11 vừa qua, họ thông báo không đạt được sự đồng thuận giữa các bên.


Charlie Sheen

Sheen đã có một năm cực kỳ thất bại. Ma túy, rượu và rắc rối trong hôn nhân của anh đã trở thành đề tài bàn tán của dư luận. Tuy nhiên thay vì khắc phục vấn đề, Sheen lại làm cho tình hình thêm tệ hại. Xuất hiện trên truyền hình và phương tiện thông tín đại chúng với một hình ảnh không mấy đẹp đẽ. Tháng 2 vừa qua anh đã bị nhà sản xuất phim ăn khách "Two And A Half Men" cho nghỉ việc.

Kim Kardashian

Kardashian lại là một nhân vật nổi tiếng khác đánh mất hình ảnh vào năm 2011. Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài 72 ngày đã khiến cho người hâm mộ thực sự thất vọng. Cô kiếm được một khoản tiền khá lớn từ đám cưới của mình. Chỉ riêng tiền báo chí trả để có được những tấm hình từ đám cưới đã là 1,5 triệu USD. Năm 2011 cô kiếm được 65 triệu USD.

(VEF)

  • Thế giới 2012: Những biến cố chính trị suy chuyển kinh tế
  • Những sự kiện làm chao đảo kinh tế thế giới 2011
  • Time chọn “Người biểu tình” là nhân vật của năm
  • Những "thành phố chọc trời" số 1 thế giới
  • 10 vấn đề kinh tế thế giới nổi bật năm 2011
  • Những sự kiện chao đảo tài chính TG năm 2011
  • Nhìn lại một năm biến động của kinh tế thế giới
  • Những thành phố Mỹ có giá nhà đất thua xa Việt Nam