Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phụ nữ Thái: Lấy chồng ngoại nhưng không ly hương

Isan là khu vực nghèo nhất Thái Lan. Nhưng Isan không phải là không có sự hấp dẫn. Bằng chứng là hiện có khoảng 100.000 ông Tây lấy vợ người Thái và đang định cư tại đây.

Khách du lịch Âu, Mỹ - đối tượng ưa thích của các cô gái Isan - Ảnh: blogspot.com

“Khi tôi tới Isan 17 năm trước, tôi nghĩ, nơi này thật tuyệt vời”, Briton Martin Wheeler, 47 tuổi nói. Cựu nhân viên ngành xây dựng đến từ London (Anh) Wheeler đã cưới cô vợ người Thái Rojana ở Bangkok và chuyển về sống ở quê vợ ở thị trấn Khon Kaen khi chị Rojana có thai đứa trẻ đầu tiên.

Wheeler, đã tốt nghiệp đại học London và sử dụng ngôn ngữ gốc Latin phải đi làm thuê như một nông dân địa phương, học thổ ngữ Isan, rồi trở thành trợ lý một chương trình phát triển nông thôn.

“Đối với người dân ở đây, cách để thoát nghèo khả dĩ nhất là gả con gái cho một ông Tây”, Wheeler nói. “Nhưng nhiều người Tây phương đến đây, như tôi, không phải là những kẻ giàu có”.

Việc các ông Tây lấy vợ người Isan đã diễn ra hàng chục năm nay, khởi đầu từ những năm 1970. Khi ấy, đã có hơn 100.000 quân Mỹ đồn trú ở Thái Lan.

Bốn căn cứ không quân ở khu vực đông bắc Thái Lan là những địa điểm thu hút người ta đến mở quán bar. Các cô gái nhiều vùng quê cũng theo nhau kéo tới. Trong số họ có những người trở thành vợ hờ của các quân nhân. Sau khi người Mỹ rút đi, khách du lịch châu Âu và khách Mỹ lại tới thay thế.

Mặc dù chính quyền Thái Lan chưa có thống kê về số vụ kết hôn có yếu tố nước ngoài, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy con số này đang gia tăng, đặc biệt ở Isan. Đến nỗi mà nhiều học giả đã lấy hiện tượng này làm chủ đề nghiên cứu của họ.

Theo một điều tra được Ủy ban Phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ Thái Lan (NESDB) tiến hành, tính đến năm 2003, đã có gần 20.000 phụ nữ Thái ở vùng đông bắc kết hôn với người Âu, Mỹ. Đa số các ông chồng ở độ tuổi trung niên và hưu trí.

Buapan Promphakping, giáo sư của đại học Khon Kaen ước tính ở 19 tỉnh vùng đông bắc, số vợ chồng có yếu tố nước ngoài lên đến 100.000 cặp, chiếm ba phần trăm số hộ gia đình của vùng.

Điều tra của ông Buapan cho thấy, sự xuất hiện của các chàng rể mũi lõ mắt xanh khá giàu có, có làng lên đến 100 người, kéo theo nhiều thay đổi trong cộng đồng ở Isan: thu nhập của gia đình Tây và gia đình thuần Thái chênh lệch rõ rệt. Những gia đình giàu có này góp tạo ra tâm lý coi trọng hưởng thụ vật chất trong một bộ phận cư dân địa phương.

Và có vẻ nhiều chàng trai Thái không thích thú gì với chuyện này. “Bây giờ ở trong làng, cha mẹ thường nói với con gái: Nếu chồng con (người Thái) mà không tốt, con có thể ly hôn và tìm một người chồng ngoại quốc”, ông Buapan kể.

Đối với những người đàn ông Âu, Mỹ, đặc biệt người già và hưu trí sống bằng lương hưu, các phụ nữ ở Isan rất được ưa chuộng do chiều chồng, chăm việc nhà, trong khi ấy họ có thể có mức sống mà với lương hưu, họ chẳng dám mơ nếu sống ở trời Tây.


(Theo Xuân Thủy/Bangkok Post/DPA/TPO)

  • Biến đổi khí hậu làm chết 250.000 trẻ em vào năm tới
  • Trung Quốc và Australia làm lành
  • Kinh tế châu Âu đã qua cơn suy thoái nhờ kích cầu
  • Kẻ bị săn đuổi gắt gao nhất Pa-ki-xtan
  • Mỹ chứng kiến vụ phá sản lớn thứ 5 trong lịch sử
  • Australia tăng lãi suất lần thứ hai sau 4 tuần
  • Phát hiện đĩa DVD có lời phát biểu của Bin Laden
  • Tìm thấy hộ chiếu của nghi can vụ 11-9?