Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế giới đang "sôi lên" vì giá lương thực tăng cao

Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), giá lương thực toàn cầu đã tăng lên mức cao mới trong tháng 12. Chỉ số giá thực phẩm đã vượt qua kỷ lục được thiết lập năm 2008, khi giá cả đã sôi lên ở một số quốc gia. Báo cáo còn cho biết, giá đường, ngũ cốc và dầu đều đã tăng cao. 

Các chỉ số đo sự biến động giá hàng tháng đối với một lượng thức ăn nhất định gồm thịt, sữa, đường, ngũ cốc và hạt có dầu cho thấy mức điểm trung bình là 214,7 trong tháng 12/2010, cao hơn mức 206 điểm trong tháng 11.

 Mức điểm này vượt qua mức cao kỷ lục 213,5 điểm của năm 2008, vốn đã từng dẫn đến các cuộc biểu tình đầy bạo lực diễn ra tại các nước Cameroon, Haiti và Ai Cập. Thêm vào đó, còn có các cuộc bạo động tại Mozambique trong tháng 9 năm ngoái mà nguyên nhân vẫn do giá lương thực lên cao.


Các nước nghèo đang bị ảnh hưởng nặng nề vì đồ ăn và năng lượng
là những thứ chủ yếu để người dân sử dụng tiền

Tuy nhiên, bất chấp giá cao, Abdolreza Abbassian - chuyên gia kinh tế của FAO cho biết, rất nhiều các yếu tố từng là nguyên nhân gây ra cuộc bạo loạn vì thực phẩm trong năm 2007 và 2008 - như sản xuất yếu kém ở các nước nghèo - đã không xuất hiện ngày nay, từ đó sẽ giảm nguy cơ bạo loạn. Nhưng ông này nói thêm rằng "tình hình thời tiết không thể đoán trước" có nghĩa là giá ngũ cốc có thể tăng cao hơn nhiều, và đó là "một quan ngại".

 Theo Viện nghiên cứu chính sách Quốc tế, việc giá cả tăng cao hiện tại là nguyên nhân chủ yếu kéo giá đường, và quan trọng hơn, là giá của ngũ cốc tăng cao. Giá lúa mì đặc biệt tăng mạnh, chủ yếu là do cháy rừng ở Nga hồi năm ngoái - nước chiếm 11% lượng xuất khẩu toàn cầu - ông Maximo Torero - Giám đốc thị trường, thương mại và thiết chế của Viện này cho biết.

Các trận lụt gần đây ở Úc - nơi cũng chiếm 11% lượng xuất khẩu toàn cầu, đã làm cho vấn đề thêm phức tạp, ông Torero cho biết thêm. Giá ngô cũng tăng lên, vì đây là nguồn sử dụng rất lớn cho sản xuất nhiên liệu sinh học ở Mỹ, và giá dầu tăng cũng làm cho giá nhiên liệu sinh học thêm hấp dẫn. Hạn hán ở Argentina, nước xuất khẩu ngô lớn thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ, cũng đã đẩy giá lên cao. "Tình hình rất căng. Nếu chúng ta hứng chịu thêm thảm họa tự nhiên, chúng ta có thể gặp vấn đề thực sự" - ông nói.

Lũ lụt tại Úc

 Theo số liệu từ FAO phát hành năm 2010, nhìn chung, giá lương thực toàn cầu đã tăng trung bình hơn 80% trong 10 năm qua. Các nhà phân tích nói rằng, cũng như các vấn đề môi trường, dân số thế giới đang tăng nhanh và nhu cầu tăng lên đối với nhiên liệu sinh học đã tạo thêm áp lực lên nguồn cung cấp từ các vụ mùa.  "Giá lương thực tăng cao đã ảnh hưởng tới hầu như toàn bộ thế giới, nhưng đặc biệt là tới các nước nghèo, nơi đồ ăn và năng lượng là những thứ chủ yếu để người dân sử dụng tiền " -  ông George Magnus, cố vấn kinh tế cấp cao của UBS cho biết. "Có một nguy cơ, tôi sẽ không nói một nguy cơ rất lớn, nhưng một số rủi ro do giá năng lượng và giá lương thực tăng cao đang rất gây bất ổn ở một số nước. Chúng tôi nhìn thấy điều đó vào năm 2008 và tại Mozambique năm ngoái, và đó là vấn đề cần quan tâm".

 "Đặc biệt đáng lo ngại '

 Các tin tức trên đến giữa lúc có các quan ngại về lạm phát đối với giá các mặt hàng quan trọng khác. Giá đồng đã bước vào năm 2011 với mức cao kỷ lục – chủ yếu là do nhu cầu tăng từ sự hồi phục kinh tế toàn cầu trong khi hầu hết các nước đều đang nắm giữ lượng dự trữ thấp.

 Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Tư (5/1) rằng giá dầu cao như hiện tại sẽ đe dọa sự phục hồi kinh tế trong năm 2011. Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cho biết, chi phí dành cho nhập khẩu dầu tại các nước trong tổ chức này đã tăng 30% trong năm 2010, đạt mức 790 tỷ $ (508 tỷ £). Ông Magnus cho rằng, nếu dầu quay trở lại mức giá trên 100 USD / thùng thì đó sẽ là vấn đề "đặc biệt đáng lo ngại".

 "Điều đó có thể khiến cho các ngân hàng trung ương phải lo lắng, khiến cho họ nghĩ rằng lạm phát đã vượt khỏi tầm tay và buộc họ phải tăng lãi suất nhanh hơn họ muốn. Điều đó sẽ gây thiệt hại tới sự phục hồi của các nền kinh tế vốn đã rất mong manh. Và giá cả hàng hóa cao hơn có thể hạn chế  khả năng chi tiêu của thế giới, bởi càng ngày, chúng ta càng phải sử dụng nhiều hơn từ các khoản thu nhập cho năng lượng và đồ ăn" - ông nói.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Độc đáo hoá thạch côn trùng
  • 'Choáng' với nghệ thuật trên... bụng bà bầu
  • Trung Quốc và Mỹ ký thỏa thuận kinh tế trị giá 45 tỷ USD
  • Trung Quốc đã đánh cắp bí mật của Renault như thế nào?
  • Thành phố nổi trên biển
  • Những bé tí hon trong lòng bàn tay
  • Campuchia chuẩn bị xây cầu dài nhất nối đường đến các nước ASEAN
  • WikiLeaks chuẩn bị tiết lộ danh tính 2000 khách hàng trốn thuế