Mỗi năm thế giới mất tới 13 triệu hécta rừng nhiệt đới. (Nguồn: Internet)
Nghiên cứu mới nhất của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 7/5 cho biết mỗi năm thế giới mất tới 13 triệu hécta rừng nhiệt đới, tương đương diện tích của Hy Lạp.
Diện tích rừng bị mất hàng năm này làm gia tăng 6 tỷ tấn CO2 gây hiệu ứng nhà kính, gấp 3,6 lần lượng khí thải do các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp của Liên minh châu Âu thải vào khí quyển năm 2010 theo chương trình tín dụng khí thải của Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu.
Liên hợp quốc đã đề xuất Chương trình giảm khí thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD), trong đó nhấn mạnh vai trò của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư trong việc giảm khí thải cácbon từ rừng.
Tập đoàn ngân hàng lớn nhất toàn cầu BNP Paribas SA với nguồn vốn 3.100 tỷ USD và liên doanh Wildlife Works Carbon LLC đã phát hành các tín dụng cácbon từ các dự án REDD để thúc đẩy tiến trình giảm khí thải từ rừng.
Nghiên cứu của UNEP xác định rừng có thể hỗ trợ giữ nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2 độ C, mức tăng nhiệt độ an toàn để biến đổi khí hậu không đe dọa cuộc sống nhân loại vào cuối thế kỷ này, nếu giảm được 50% diện tích rừng bị mất vào năm 2030. Để đáp ứng mục tiêu này, thế giới cần đầu tư từ 17-33 tỷ USD mỗi năm để trồng rừng và khôi phục các diện tích rừng bị mất.
Giá trị thị trường cácbon của rừng có tiềm năng tăng tới 10.000 tỷ USD vào năm 2020, trong khi tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ từ hệ sinh thái rừng vào khoảng 5.000 tỷ USD. Cho đến nay, tiềm năng khổng lồ này phần lớn vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
UNEP lưu ý rằng hầu hết diện tích rừng trên thế giới nằm ở các nước đang phát triển. Việc sử dụng rừng như một công cụ tiến tới một hiệp định quốc tế chống biến đổi khí hậu đã được thúc đẩy trong hai thập kỷ qua.
Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2010 tại Cancun (Mexico) đã xem xét tạo ra tín dụng cácbon rừng trong hiệp ước quốc tế mới về khí hậu và Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu vào tháng 12 tới tại Durban - Nam Phi sẽ khẳng định vai trò của rừng như là phương tiện hàng đầu để giảm khí thải.
Trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm diezel–điện có 2 nước luôn chiếm vị trí hàng đầu là Nga và Đức. Nhưng không thể bỏ qua các đối thủ sừng sỏ khác là Nhật, Pháp, Thụy Điển...
Hiện tại, dân số thế giới đang là 7,09 tỷ người và đang tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, lượng dân cư đã trở nên quá đông đúc khiến diện tích sống ngày càng bị thu hẹp đến ngột ngạt.
Nhân loại đã bắt đầu chiến tranh với những thanh gươm và tiến đến súng máy với vũ khí hủy diệt người hàng loạt, nhưng trong tương lai, những loại vũ khí gì sẽ xuất hiện?
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đang ngày càng có xu hướng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong những ngày đầu tiên của năm 2013, hạn hán và giá lạnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Giàu có, đẹp lộng lẫy và siêu sang trọng là những thứ thuộc về thế giới sòng bạc! Người lắm tiền nhiều của và thích chơi bạc sẽ có cảm giác thỏa mãn với những casino “khủng khiếp” dưới đây!
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay vẫn có không ít người giàu vung tiền tổ chức những bữa tiệc xa hoa, hao tiền tốn của bậc nhất trên giới!.
Vẫn chưa có con số cuối cùng về mức độ thiệt hại trong cơn địa chấn kèm sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3. Hôm qua (23/3), Văn phòng Nội các Nhật Bản đưa ra con số dự đoán 309 tỷ USD, trong khi hai ngày trước Ngân hàng Thế giới đưa ra con số 239 tỷ USD.
Thời gian gần đây, cuộc khủng hoảng chính trị tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi đã đẩy giá dầu thô thế giới vượt qua ngưỡng 100 USD/thùng, cao nhất trong hai năm rưỡi. Đặc biệt, các cuộc giao tranh ở Libya đã khiến thị trường dầu lửa quốc tế nhiều phen rơi vào trạng thái hoảng loạn.
Hôm nay, 3 - 3, Chính phủ Anh công bố 35 bộ tài liệu giải mật dài 8.500 trang về vật thể bay không xác định (đĩa bay - UFO) từ năm 1997 đến 2005. Theo tài liệu của Cục hồ sơ Quốc gia Anh, người ngoài hành tinh từng xâm chiếm Trái đất năm 1967.
Một thập kỷ tới, bán cầu Bắc sẽ phải tiếp nhận làn sóng 50 triệu người "tị nạn môi trường" vì thiếu lương thực, hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.
Ông Ziona Chana (67 tuổi, người Ấn Độ) "hạnh phúc" nhất thế giới khi có tới 39 bà vợ, 94 người con, 14 cô con dâu và 33 đứa cháu cùng sinh sống trong một ngôi nhà.
Là nguồn năng lượng không thể tái sinh, dầu lửa có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, không phải nước nào trên thế giới cũng may mắn được sở hữu một nguồn tài nguyên “vàng đen” dồi dào.
Một số ngân hàng Mỹ, trong đó có JPMorgan Chase, vừa tuyên bố đóng tài khoản của nhiều phái bộ ngoại giao Liên hợp quốc, hãng tin AFP cho hay. Vụ việc đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ nhiều quốc gia liên quan.
Nguy cơ các chính phủ có mức thâm hụt ngân sách và nợ nần cao bị đẩy tới bờ vực vỡ nợ vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà thế giới phải đối mặt trong năm 2011, theo nhận định của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.