Khoảng 600 nhà khoa học thế giới tham dự Hội nghị khoa học mở lần thứ 2 tại Nam Phi từ ngày 13-16/10 thừa nhận thế giới đã thất bại trong cuộc chiến chống khủng hoảng về đa dạng sinh học mặc dù có những nỗ lực quốc gia và quốc tế suốt 17 năm qua kể từ Hội nghị cấp cao về Trái Đất ở Rio de Janeiro, Brazil, năm 1972.
Các nhà khoa học nhấn mạnh mục tiêu "Năm quốc tế đa dạng sinh học" 2010 không thể thực hiện được. Theo đánh giá của các nhà khoa học, 12 nghìn loài sinh vật trên Trái Đất bị tuyệt chủng hàng năm và tốc độ này đang tăng nhanh hơn.
Ô nhiễm, phá rừng, khai thác quá mức, tiêu dùng tăng cao, các dự án thay đổi sử dụng đất, … đã tạo nên một "đại hồng thủy tuyệt chủng thứ 6" trong lịch sử hành tinh trong đó hệ sinh thái nước sạch có thể sẽ là hệ sinh thái bị sụp đổ đầu tiên trong các hệ thống hỗ trợ sự sống của Trái Đất.
Các loài sống trong các sông, hồ đang bị tuyệt chủng nhanh gấp 4-6 lần so với các loài sống trên mặt đất. Tất cả 25 loài cá tầm và cá heo sống ở sông đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong khi các loài sống ở các sông lớn trên thế giới như Danube, Rhine, Hudson, Mekong…. hầu hết sẽ không phải là các loài bản địa.
Tốc độ tuyệt chủng của các sinh vật sống trong nước đặc biệt nhanh ở các khu vực như Địa Trung Hải, Trung Mỹ, Trung Quốc và Đông Nam Á.
Các nhà khoa học thế giới cảnh báo nhiều quyết định chính sách quan trọng ở các nước đã không tính đến tác động đối với đa dạng sinh học. Thí dụ trong khi khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học hoặc khí ga sinh học để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhiều nước hầu như không điều tra để xác định tác động của nó đến hệ sinh thái.
Biến đổi khí hậu tác động đến đa dạng sinh học nhưng, ngược lại, đa dạng sinh học cũng tác động mạnh không kém đến biến đổi khí hậu.
Hội nghị đa dạng sinh học đang diễn ra ở Nam Phi kêu gọi thành lập Diễn đàn chính sách khoa học liên chính phủ về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái (IPBES) với chức năng tương tự như Ủy ban liên chính phủ chống biến đổi khí hậu (IPCC) hiện nay để bảo vệ đa dạng sinh học trên toàn cầu./.
Trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm diezel–điện có 2 nước luôn chiếm vị trí hàng đầu là Nga và Đức. Nhưng không thể bỏ qua các đối thủ sừng sỏ khác là Nhật, Pháp, Thụy Điển...
Hiện tại, dân số thế giới đang là 7,09 tỷ người và đang tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, lượng dân cư đã trở nên quá đông đúc khiến diện tích sống ngày càng bị thu hẹp đến ngột ngạt.
Nhân loại đã bắt đầu chiến tranh với những thanh gươm và tiến đến súng máy với vũ khí hủy diệt người hàng loạt, nhưng trong tương lai, những loại vũ khí gì sẽ xuất hiện?
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đang ngày càng có xu hướng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong những ngày đầu tiên của năm 2013, hạn hán và giá lạnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Giàu có, đẹp lộng lẫy và siêu sang trọng là những thứ thuộc về thế giới sòng bạc! Người lắm tiền nhiều của và thích chơi bạc sẽ có cảm giác thỏa mãn với những casino “khủng khiếp” dưới đây!
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay vẫn có không ít người giàu vung tiền tổ chức những bữa tiệc xa hoa, hao tiền tốn của bậc nhất trên giới!.
Dòng họ Bush đã có 2 người làm tổng thống (TT) Mỹ là George H.W. Bush “cha” và George W.Bush “con”. Có vẻ cảm thấy vẫn chưa đủ, dòng họ này đang ôm ấp tham vọng có thêm vị TT thứ 3 để đi vào lịch sử Mỹ là dòng họ có nhiều ông chủ Nhà Trắng nhất. Thông tin này xuất hiện trên trang web The Daily Beast gây nhiều bàn cãi trong giới quan sát chính trị ở Washington.
Sáng 31-10, nhà khoa học Trung Quốc Tiền Học Sâm (Qian Xuesen), người được xem là "cha đẻ" của chương trình tên lửa hạt nhân và vũ trụ của Trung Quốc, đã qua đời, hưởng dương 98 tuổi.
Một thủy thủ trên tàu USS Ramage của Mỹ đã vô tình xả đạn về phía thành phố cảng Gdynia của Ba Lan trong khi đang lau chiếc súng máy của mình. Vụ việc xảy ra hôm 28-10. Các quan chức Hải quân Mỹ hôm qua (30-10) đã xác nhận sự cố này.
Các chuyên gia quốc tế cảnh báo rằng bệnh cúm do virus H1N1 có nguy cơ lan rộng, ảnh hưởng đến các hệ thống y tế khắp thế giới vào dịp khoảng 3 triệu tín đồ Hồi giáo hành hương đến Mecca vào tháng tới. Khuyến cáo này được đăng tải trên tạp chí Science hôm 29-10.
Ngày 30-10 (giờ Washington), Tổng thống (TT) Barack Obama cho biết Mỹ sẽ bãi bỏ lệnh cấm nhập cảnh và du lịch kéo dài 22 năm đối với người nhiễm HIV vào đầu năm tới. Sắc lệnh này sẽ được thông qua lần cuối vào ngày 2-11, hoàn tất quá trình đã khởi đầu từ thời TT Bush.
Ngày 20/10, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã đưa vào hoạt động hệ thống giám sát và phân tích quy mô rừng, hiện trạng rừng trên toàn cầu thông qua vệ tinh.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.