Người biểu tình về vấn đề biến đổi khí hậu và cảnh sát đụng độ tại
Ratcliffe-on-Soar, Anh, hôm 17-10. Ảnh: Reuters
Một nội dung quan trọng tại cuộc họp của MEF là giúp các nước nghèo thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Ngoài ra, các nước này cũng cần đến công nghệ và quỹ để phát triển kinh tế mà không gây ô nhiễm quá mức. Người ta ước tính rằng sẽ cần đến hàng trăm tỉ USD mỗi năm cho những nỗ lực này. Tuy nhiên, vẫn chưa có một thể thức cho việc quyên góp, quản lý và phân phối số tiền nói trên.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 18-10, Bộ trưởng Môi trường Anh Ed Miliband khẳng định: “Với việc chỉ còn 50 ngày nữa là đến các cuộc thảo luận ở Copenhagen, nước Anh quyết tâm đạt được thỏa thuận tại hội nghị lần này”.Theo ông Miliband, đã có một số tiến triển trong cuộc chiến đối phó với sự biến đổi khí hậu. Ông nói: “Trong những tuần qua, chúng tôi đã chứng kiến một số nước có những thay đổi đáng kể, như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia. Khi thời hạn chót đang đến gần, điều quan trọng là phải nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa các nước”.
Mặt khác, ông Miliband cũng thúc giục Mỹ nỗ lực đạt được càng nhiều tiến triển càng tốt tại hội nghị này. Dù vậy, Washington cho biết tốc độ hành động của họ còn tùy thuộc vào Quốc hội Mỹ, nơi các dự luật về khí hậu vẫn đang tiến triển chậm chạp trên con đường trở thành luật.
Theo hãng tin Reuters, hội nghị của MEF diễn ra trong bối cảnh đang xuất hiện sự bi quan rằng một thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu sẽ khó có thể đạt được nếu không có sự thay đổi về chính sách ở cấp cao nhất. Ông Rajendra Pachauri, người đứng đầu Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, cho rằng triển vọng các nước sẽ đạt được bất kỳ thỏa thuận gì tại Copenhagen đang trở nên ngày càng xấu đi.
(Theo Hoàng Phương // Nguoilaodong Online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com