CHDCND Triều Tiên hôm 27-7 đã ngụ ý đề xuất vòng đàm phán đặc biệt với Mỹ thay thế vòng đàm phán 6 bên mà nước này đã chối bỏ.
Ngoại trưởng Hillary Clinton kêu gọi các nước cấm vận CHDCND Triều Tiên tại hội nghị ASEAN hồi tuần trước. Ảnh: AFP
Hãng tin KCNA dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên bày tỏ thiện chí giải quyết những căng thẳng về chương trình hạt nhân bằng các cuộc đối thoại “đặc biệt và kín đáo” chứ không phải trong khuôn khổ vòng đàm phán 6 bên.
Theo hãng tin AP, tuyên bố của Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên nhận định rằng cuộc cạnh tranh đã đủ và đến lúc phải đàm phán để giải quyết tình hình hiện tại. Tuy không nói đến hình thức đàm phán nhưng cách đặt vấn đề cho thấy Bình Nhưỡng muốn đối thoại trực tiếp với Mỹ như đã đề xuất lâu nay.
Nhật báo Rodong Sinmun của CHDCND Triều Tiên ra ngày 26-7 khẳng định rằng vấn đề hạt nhân chỉ liên quan với nước này và Mỹ. Thông báo đồng thời lặp lại rằng Bình Nhưỡng sẽ không trở lại vòng đàm phán 6 bên vì cho rằng vòng đàm phán này “không tôn trọng chủ quyền và sự bình đẳng” giữa các bên.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khuyến cáo Bình Nhưỡng nên trở lại vòng đàm phán 6 bên, cho rằng khuôn khổ đa phương là cách tiếp cận thích hợp với CHDCND Triều Tiên. Bà Clinton nêu điển hình như Trung Quốc và
Trước đó, theo AFP, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã tăng cường các biện pháp trừng phạt bao gồm việc mở rộng lệnh cấm vận vũ khí và kiểm tra các chuyến hàng đến và đi khỏi CHDCND Triều Tiên bằng đường không, trên bộ và trên biển... Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng CHDCND Triều Tiên Kim Yong-Chun hôm 26-7 tuyên bố sẽ trả đũa các “biện pháp trừng phạt của kẻ thù bằng cuộc chiến tổng lực”.
Phản ứng của các nước
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Takeo Kawamura ngày 27-7 nhấn mạnh mọi cuộc thảo luận song phương, giữa Triều Tiên và Mỹ hoặc giữa Triều Tiên và Nhật Bản, “cần phải được phản ánh trong các cuộc đàm phán 6 bên”. Trong khi đó, theo TTXVN, Nga hoan nghênh đề xuất của Bình Nhưỡng trở lại con đường đối thoại để giải quyết vấn đề hạt nhân. Hãng thông tấn ITAR-TASS của Nga dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Nga ngày 27-7 khẳng định: “Đây là một bước đi đúng hướng”. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, ông Moon Tae Young, cho biết Seoul sẽ ủng hộ một cuộc đàm phán trực tiếp giữa Triều Tiên và Mỹ, tuy nhiên, ông Moon cũng kêu gọi Triều Tiên trở lại bàn đàm phán 6 bên.
(Theo L.Nguyễn // Người lao động online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com