Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ai là bá chủ truyền hình thương mại thế giới?

Hầu hết các chương trình truyền hình thực tế đều được sản xuất từ Anh. Nhưng hiện tại, xu hướng cạnh tranh đang tăng dần.

Thống trị truyền hình thương mại thế giới

Ngày nay không còn nhiều người Anh theo dõi chương trình "Ai là triệu phú". Chương trình đố vui này, trước đây đã từng thu hút hơn 15 triệu người xem trong giai đoạn cuối những năm 90, nhưng hiện tại con số này chỉ vào khoảng hơn 5 triệu. Trong khi "Ai là triệu phú" ngày càng mờ nhạt ở Anh, quốc gia đã sản sinh ra mình, nó lại đang phát triển mạnh ở những nơi khác.

Tuần trước Sushil Kumar đã giành giải thưởng cao nhất trong phiên bản "Ai là triệu phú" của Ấn Độ. Bờ Biển Ngà hiện cũng đang chuẩn bị thực hiện một chương trình tương tự. Afghanistan thì đang chuẩn bị cho một phiên bản kế tiếp. Tổng thể, có tất cả 84 phiên bản khác nhau của chương trình đã được thực hiện và trình chiếu trên 117 nước.

Hollywood có thể là nơi sản xuất phim tốt nhất thế giới, nhưng Anh mới là nước thống trị các chương trình truyền hình thương mại trên toàn cầu. Từ những chương trương trình đố vui, thi hát hay những hình thức khác của truyền hình thực tế. "Britain's Got Talent", một chương trình được công chiếu lần đầu vào năm 2006, hiện đã biến đổi thành 44 phiên bản tại các quốc gia khác nhau, như "China's Got Talent" hay "Das Supertalent".

Các show truyền hình khác của Anh cũng có những biến thể tương tự, chẳng hạn "Wife Swap" hiện có 22 phiên bản khác nhau và "Masterchef" có 32 phiên bản trên toàn thế giới. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, nước Anh đã cung cấp tới 43% những dạng chương trình giải trí của toàn thế giới, nhiều hơn bât cứ quốc gia nào khác.

Susan Boyle, một phụ nữ đứng tuổi người Scotland đăng quang Britain's Got Talent năm 2009

Các chương trình của Anh luôn được quan tâm theo dõi. Nếu một chương trình trở nên nổi tiếng, hoặc nếu nó bất ngờ thu về kết quả tốt hơn mong đợi, những cuộc gọi sẽ ập đến công ty sản xuất chương trình. Các đài truyền hình nước ngoài, mong muốn tìm kiếm những chương trình tốt, sẽ thuê các nhà sản xuất của Anh để làm một phiên bản cho nước mình.

"Rủi ro trong việc đưa các chương trình giải trí cho khung giờ vàng vào lịch phát sóng đã vượt ra ngoài nước Anh", Tony Cohen, Giám đốc điều hành của FremantleMedia, hãng sản xuất các chương trình "Got Talent", "Idol" và "X Factor" nhận xét.

Cũng tương tư như các dịch vụ tài chính khác, sản xuất chương trình truyền hình phát triển thành công ở Luân Đôn nhờ vào những chính sách của chính phủ. Trong giai đoạn đầu những năm 90, các đài truyền hình sẽ được nhận hoa hồng ít nhất là 1/4 doanh thu của chương trình từ những nhà sản xuất độc lập. Trong năm 2004, các quy định thương mại đã bảo đảm hầu hết các chương trình truyền hình sẽ thuộc quyền sở hữu của những người làm ra nó, chứ không phải là các đài phát sóng. Các công ty sản xuất chương trình truyền hình đã bắt đầu tích cực hơn trong việc quảng bá sản phẩm của họ ra nước ngoài.

Việc các công ty này đang cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng ra khỏi nước Anh, một phần cũng vì các đài truyền hình của Anh đang ngày càng giới hạn ngân sách cho các chương trình truyền hình.

Theo PACT, một nhóm sản xuất chương trình truyền hình, và Oliver & Ohlbaum, một công ty tư vấn, ước tính rằng các đài truyền hình trong nước đã bỏ ra 1,51 tỉ bảng (2,4 tỉ USD) vào các chương trình độc lập trong năm 2008, nhưng đến năm 2010, con số này giảm xuống chỉ còn 1,36 tỉ bảng. Claire Hungate, Giám đốc điều hành của Media Shed, cho biết 70 - 80% lợi nhuận của công ty hiện tại đến từ các khoản thu từ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm việc bán lại các kịch bản chương trình cho các đài phát sóng ở các nước khác.

Alex Mahon, chủ tịch của Shine Group, chỉ ra một lý do khác. Đó là sự ưu tiên sáng tạo. Nhiều đài truyền hình nội địa Anh không đánh giá cao những thành công về thương mại.  Bởi các đài lớn, như BBC đã được tài trợ chủ yếu thông qua việc phổ cập trên hầu hết các hộ gia đình của Anh. Channel 4 thì được tài trợ thông quảng cáo Nhà nước. Vì vậy, thành công được đánh giá thông qua sự sáng tạo và đổi mới, chứ không phải doanh thu. Trên thực tế, điều này đồng nghĩa các đài truyền hình không thích những chương trình kéo dài, bởi họ luôn có rất nhiều ý tưởng.

Xu thế thay đổi?

Mặc dù vậy, vị trí số một thế giới của Anh trong việc sản xuất các chương trình truyền hình hiện không thực sự đảm bảo. Các quốc gia khác cũng đã học được cách tạo ra những kịch bản truyền hình thực tế và tìm cách bán chúng. MIPCOM, hội nghị chương trình truyền hình lớn được tổ chức tại Pháp vào đầuu tháng 10, đã thu hút một lượng lớn người xem tới theo dõi các chương trình truyền hình thực tế. Có thể kế đến những kịch bản chương trình đặc sắc của các quốc gia khác như Na Uy có chương trình kể về một người phụ nữ độc thân nơi đô thị về các miền quê để tìm tình yêu, hay chương trình "Crunch" của Ấn Độ.

Việc thu hẹp ngân sách cho truyền hình thực tế tại quê nhà cũng là một vấn đề lớn. BBC, hãng hay giới thiệu những chương trình truyền hình từ các nhà sản xuất độc lập cũng như tự mình thực hiện một số chương trình, sẽ cắt giảm khoảng 16% ngân sách tổng thể cho lĩnh vực này trong vài năm tới. Kênh BBC 3 sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ quyết định này, bởi có khá nhiều chương trình truyền hình thực tế đang được trình chiếu tại đây. Nhưng chịu ảnh hưởng nhất có lẽ sẽ là các nhà sản xuất độc lập, ITV, và các đài phát sóng miễn phí.

Trong khi đó, thị hiếu của những người tuyển chọn chương trình cũng đang thay đổi. Các chương trình như "Wife Swap", trong đó đặt con người vào những tình huống giả định (khá dễ dàng để sao chép lại), đang mất dần sự thu hút. Mốt hiện này đang là những chương trình bạo dạn, như "One Born Every Minute" hay "24 Hours in A&E".

Tuy nhiên, những xu hướng trên không đe đọa đáng kể tới các hãng sản xuất lớn. Mặc dù có trự sở tại Luân Đôn, những công ty này có tầm hoạt động trên toàn cầu. Một số đã được mua lại bởi những tập đoàn truyền thông như Sony hay Time Warner, khiến họ càng mạnh mẽ hơn. Những nhà sản xuất hoạt động trên nhiều quốc gia luôn có nhiều cơ hội để thử nghiệm các chương trình mới và cải tiến những chương trình cũ.

Phiên bản mới của "Got Talent" của FremantleMedia, mang tên "Hidden Stars", đã được sản xuất bởi chi nhánh của công ty tại Đan Mạch. Nước Anh hiện vẫn là thị trường tập trung nhiều nhất các chương trình truyền hình thực tế. Tuy nhiên, việc thử nghiệm có thể được tiến hành trước tại các quốc gia khác.

Việc bán lại các chương trình truyền hình cũng có sự thay đổi. Chương trình "One Born Every Minute" của Shine Group, lần đầu xuất hiện và năm 2010 như một bộ phim tài liệu về khu vực lao động ở Southampton, sau đó đã được bán lại kịch bản cho Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Trong trường hợp này, các nhà sản xuất đã bán lại những kỹ thuật và khả năng chỉnh sửa phức tạp hơn là bán lại một thương hiệu hay công thức làm chương trình.

Các công ty hiện đang sản xuất và xuất khẩu những chương trình của mình đang nằm rải rác tại Luân Đôn. Họ không giàu có bằng các công ty cung cấp dịch vụ tài chính và cũng ít hấp dẫn các chính trị gia hơn so với các công ty công nghệ. Tuy nhiên, họ lại có ảnh hưởng mạnh mẽ trong ngành công nghiệp giải trí của cả thế giới. Và, trong một nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp như hiện nay, nước Anh vẫn sẽ là nhà vô địch trong lĩnh vực này.

(VEF)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Thâm hụt ngân sách 2 năm tới của Mỹ, Trung Quốc ra sao?
  • Ai đang cầm trịch ở ASEAN? Vai nào cho Mỹ, Trung Quốc ở ASEAN?
  • Kinh tế toàn cầu nhiều khả năng lâm vào đợt suy thoái mới
  • ChIndia: Thời của Trung Quốc hay Ấn Độ?
  • Thế giới: Nền kinh tế nào sẽ đổ vỡ trước?
  • Thế giới sẽ hứng chịu đợt bùng nổ nợ vào 2012?
  • "Nga sẽ là nền tảng hệ thống năng lượng toàn cầu"
  • Quanh việc chia lại cấu trúc địa chính trị Thái Bình Dương