Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 vụ tràn dầu kinh hoàng trên thế giới

Cả nước Mỹ đang đau đầu với thảm họa tràn dầu tại vịnh Mexico. Đây không phải là sự cố điều hiếm hoi trong lịch sử, mà đã xảy ra từ vài thập kỷ gần đây, với hàng triệu gallon dầu tràn ra biển.

 

Ngày 21/4, giàn khoan dầu Deepwater Horizon, ngoài khơi bang  Louisiana-vịnh Mexico bất ngờ phát nổ và chìm, làm ít nhất 11 công nhân thiệt mạng, gây ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng nhất tại Mỹ trong khoảng nửa thế kỷ qua, đe dọa hệ sinh thái ở khu vực vốn đã chịu nhiều tác động của tình trạng bão lũ và xói mòn tại vùng bờ biển này. Giàn khoan bốc cháy dữ dội suốt 36 giờ trước khi chìm. Trước khi vụ nổ xảy ra, có khoảng 2,6 triệu lít dầu trên giàn khoan Deepwater Horizon với công suất 8.000 thùng dầu/ngày.

Hình ảnh về vụ tràn dầu trên vịn Mexico: các thuyền cứu hộ với dàn khoan đang rực cháy. Nỗ lực dường như là nhỏ bé trước sức mạnh của thần lửa.

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ ước tính, sau khi sự cố này xảy ra, mỗi ngày có tới 5.000 thùng dầu tràn ra biển, cao gấp 5 lần so với dự báo trước đây. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành phụ trách thăm dò và khai thác của BP, ông Doug Suttles cho rằng dự báo của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ có thể không chính xác và không tin rằng lượng dầu tràn ra biển sẽ cao hơn so với dự đoán trước đó là 1.000 thùng dầu/ngày. Thảm họa tràn dầu của Mỹ chưa ước tính bằng con số cụ thể. Nhưng, khoảng hai, ba thập kỷ trở lại đây, thế giới đã trải qua những vụ tràn dầu lịch sử, với hàng chục tấn dầu loang. Vụ tràn dầu trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991

Nơi diễn ra: Kuwait. Số lượng dầu tràn: 240 - 336 triệu gallons.

Quân đội Iraq đã phá hoại các đường ống dẫn dầu, gây ra thảm họa tràn dầu nghiêm trọng. Diện tích dầu loang bằng đảo Hawaii.

Trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả các van của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Mỹ. Kết quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã phủ lên Vịnh Ba tư. Ước tính, số dầu loang tương đương 240 triệu gallon dầu thô. Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawaii. Một liên minh được thành lập nhằm ngăn chặn và cách ly thảm họa dầu loang khủng khiếp này. Họ cố gắng hạn chế sự lây lan bằng cách đóng các ống dẫn dầu bị ở bằng loại bom thông minh. Tuy nhiên, mọi cố gắng phục hồi đều phải đợi chiến tranh kết thúc. Để bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn, họ đã phải huy động khoảng 40 km thanh hút dầu nổi trên mặt nước và 21 máy tách dầu khỏi nước.

Cùng với hàng loạt xe hút dầu, họ đã thu lại được 58,8 triệu gallon dầu.

Theo Hội nghị hải dương học liên quốc gia, vụ tràn dầu lớn nhất thế giới đã gây ra những hậu quả vĩnh viễn lên hệ sinh thái của san hô và cá. Khảo sát cũng cho thấy, một nửa số dầu đã bay hơi, chỉ một phần tám được thu lại, còn một phần tư khác dạt vào đất liền.

Vụ tràn dầu tại giếng dầu Ixtoc năm 1979

Nơi diễn ra: Vịnh Campeche, Mexico Số lượng dầu tràn: 140 triệu gallons.

Vụ tràn dầu đã làm lan tràn 140 triệu gallons ra mặt biển vịnh Campeche.

Vào tháng Sáu định mệnh năm 1979, một giếng dầu ở Vịnh Campeche đã sụp đổ sau một vụ nổ khủng khiếp. Từ đó đến 10 tháng kế tiếp, ước tính có 140 triệu gallons dầu đã tràn lan trên Vịnh Mexico.

Để hạn chế và làm chậm sự chảy dầu từ giếng dầu, chính phủ Mexico cho thả bùn, sau đó là những quả bóng bằng thép, chì... xuống giếng dầu. Theo phát ngôn của chính phủ, một nửa số dầu từ giếng bốc cháy khi nó nổi lên mặt nước, một phần ba đã bay hơi. Công ty dầu mỏ Mexico, PEMEX đã thuê một công ty phun chất lỏng để phân tán 1800 km2 dầu loang. Loại hóa chất được phun hoạt động khá hiệu quả, phân tán và làm dầu có thể hòa trộn với nước. Như vậy sẽ giúp giảm ảnh hưởng của dầu tràn lên bờ biển. Ở phía bờ bên kia của Vịnh, thuộc bang Texas (Mỹ), Mỹ trang bị các máy lọc và máy khoanh vùng dầu nhằm bảo vệ vịnh quanh quần đảo Barrier.

Vụ tràn dầu Atlantic Empress năm 1979 Nơi diễn ra: Trinidad và Tobago, Tây Ấn. Số lượng dầu tràn: 88,3 triệu gallons.

Chiếc tàu chờ dầu Atlantic Empress đã bốc chảy cách bờ biển 300 hải lý, giảm thiểu nguy cơ tác động xấu tới hệ sinh thái bờ biển.

Một đêm giông bão vào tháng 7/1979, tại vùng biển Carribe thuộc địa phận của Tobago, hai chiếc tàu chở dầu cực lớn đã đâm vào nhau, gây ra vụ tràn dầu do tai nạn tàu lớn. Bị hỏng hóc do cú va chạm, cả hai thuyền bắt đầu chảy dầu qua các lỗ rò và bắt lửa. Ngọn lửa trên tàu Aegean Captain được kiểm soát. Con tàu được di chuyển ngay tới Curacao, nơi mà các thùng dầu được bảo vệ.

Nhưng chiếc Atlantic Empress đã không có được số phận may mắn. Nó đã bốc cháy, được hướng ra biển và nổ tung khi cách bờ biển 300 hải lý.

Toàn bộ thuyền viên của tàu Atlantic Empress thiệt mạng, cộng thêm gần 90 triệu gallon dầu đã tràn ra biển.

Nhờ vào phản ứng kịp thời để đưa tàu ra xa bờ, cộng thêm việc sử dụng các hóa chất phân tán nhằm xử lý lượng dầu lan, chỉ một phần nhỏ bờ biển của Tobago bị ô nhiễm dầu. Vụ tràn dầu Fergana Valley năm 1992 Nơi diễn ra: Uzbekistan. Số lượng dầu tràn: 87,7 triệu gallons.

Vụ tràn dầu tại Fergana Valley thảm họa tràn dầu lớn nhất xảy ra trên đất liền.

Gần 88 triệu gallon dầu thô đã bị tràn từ giếng dầu Fergana Valley, một trong những khu vực hoạt động năng lượng và chế biến dầu lớn nhất của Uzbekistan. Mặc dù sự lây lan ít và không ra áp lực cho chính phủ, nhưng đây được coi là vụ tràn dầu lớn nhất trên đất liền.

Vì tràn dầu trên mặt đất, nên đất đã làm nhiệm vụ của đội cứu hộ, hấp thụ hết dầu loang.

Vụ tràn dầu Nowruz Oil Field năm 1983 Nơi diễn ra: Vịnh Ba Tư. Số lượng dầu tràn: 80 triệu gallons.

Vì bị tấn công mà giếng dầu Nowruz Field bị phá, gây thảm họa tràn dầu.

Vùng Nowruz Field Platform trên vịnh Ba Tư Nằm trong khu vực chiến sự trong cuộc chiến Iran-Iraq. Kết quả là, khoảng 1.500 thùng dầu bị tràn ra ngoài mỗi ngày. Tổng số lượng ước tính khoảng 80 triệu gallons. Do chiến tranh nên tới 7 tháng sau, sự cố trên mới được khắc phục. Một công ty của Na Uy là Norpol đã sử dụng máy phân tách và khoang ngăn dầu để xử lý lượng dầu loang.

Vụ tràn dầu ABT Summer năm 1991

Nơi diễn ra: Bờ biển Angola Số lượng dầu tràn: 80 triệu gallons.

Tàu cứu hộ sử dụng vòng quây ngăn vệt dầu loang.

Trên hành trình tới cảng Rotterdam, con tàu chở dầu ABT summer bất ngờ xảy ra vụ nổ trên tàu, gây bắt lửa khi nó vừa rời khỏi bờ biển Angola 1.400 km. Toàn bộ số dầu đã tràn lan trên một diện tích lên tới 120 km2. Tàu chở dầu ABT cũng đã cháy liên tục trong vòng ba ngày trước khi chìm.

Dựa trên số lượng dầu chở lúc đó, ước tính có khoảng 80 triệu gallons dầu thô đã bị chìm hoặc bị đốt. Điều may mắn là tác động của nó lên đời sống con người không lớn do vụ nổ diễn ra cách xa bờ biển.

Vụ tràn dầu Castillo de Bellever năm 1983 Nơi diễn ra: Ngoài khơi vịnh Saldanha, Nam Phi. Số lượng dầu tràn: 78, 5 triệu gallons.

Hình ảnh chú chim ó biển bị nhiễm dầu.

Thêm một vụ tràn dầu do tai nạn với tàu chở dầu khổng lồ. Nạn nhân lần này là tàu Castillo de Bellver. Nó bị bắt lửa và cháy ở ngoài khơi, phía Tây Bắc của Capetown, Nam Phi vào ngày 6/8/1983. Nỗ lực chữa cháy là bất khả thi. Vì vậy, con tàu bị bỏ lại cho cháy và bị đẩy ra ngoài khơi xa. Cảnh tượng cuối cùng là con tàu vỡ làm đôi và chìm xuống cùng toàn bộ số dầu chứa bên trong.

Sau đó, chỉ có vài tàu thực hiện việc phun chất lỏng phân tán dầu, vì phần lớn dầu bị cháy. Hậu quả môi trường từ vụ tràn dầu được đánh giá là không nghiêm trọng nhưng đã có tới 1.500 con chim ó biển bị nhiễm dầu. May mắn, việc đánh bắt cá cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Vụ tràn dầu Amoco Cadiz năm 1978 Nơi diễn ra: Vùng biển ngoài khơi Pháp Số lượng dầu tràn: 68,7 triệu gallons.

Con tàu chở dầu Amoco Cadiz đã bị chìm ngoài khơi Pháp.

Đây là vụ tràn dầu gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất đối với các loài sinh vật biển. Chiếc tàu chở dầu Amoco Cadiz đã mắc cạn ngoài vùng biển Brittany sau khi thất bại trong việc cập bờ trong cơn bão biển. Cùng với vụ tàu chìm là 68,7 triệu gallons dầu nhẹ đã tràn ra vùng biển của Pháp.

Việc xử lý vụ tràn dầu gặp khó khăn, thậm chí là hoàn toàn thất bại do điều kiện gió lớn và biển động dữ dội. Chỉ khoảng 3.300 tấn chất lỏng phân tán được sử dụng. Chính vì vậy, chỉ trong một tháng sau vụ tràn dầu, 320 km2 đường bờ biển của Pháp đã nhiễm bẩn dầu. Rất nhiều máy xúc được huy động để xúc dầu.

Vụ tràn dầu Odyssey năm 1988 Nơi diễn ra: 700 hải lý ngoài khơi bờ biển Nova Scotia, Canada. Số lượng dầu tràn: 43 triệu gallons.

Hình ảnh vệt dầu loang còn lại sau khi tàu Odyssey bị chìm.

Vào tháng 11 năm 1988, tàu chở dầu của Libery là Odyssey, bắt đầu chuyến đi lênh đênh trên Biển Bắc, đột ngột vỡ làm đôi và chìm ngoài khơi Nova Scotia, Canada. Con tàu đã bắt lửa và cháy rực trước khi chìm xuống đáy biển sâu.

Vì vụ tràn dầu và cháy tàu xảy ra ngoài khơi xa, nên dầu được kì vọng tự phân tán hết vào nước. Đã không có đội làm sạch dầu nào được cử đến.

Vụ tràn dầu M/T Haven Tanker năm 1991 Nơi diễn ra: Genoa, Italy. Số lượng dầu tràn: 42 triệu gallons.

Hình ảnh con tàu M/T Haven cháy và chìm dần, mang theo hơn 40 triệu gallons dầu xuống đáy biển.

Con tàu chở dầu M/T Haven Tanker đã bị nổ ngoài khơi bờ biển Italy vì lí do kỹ thuật. Con tàu bị nổ, kèm theo là cái chết của 6 thủy thủ. Ngay sau vụ tai nạn, chính phủ Italy đã nỗ lực kéo tàu ra xa khơi nhưng thất bại. Ngày nay, chúng trở thành một địa điểm du lịch, với danh hiệu, chiếc tàu mắc cạn nổi tiếng nhất thế giới, nằm cách bờ biển 250 m. Vào thời điểm xảy ra vụ việc, các đơn vị cứu hộ Italy sử dụng các biện pháp cứu hỏa để kiểm soát đám cháy và sự lan tràn của dầu. 

 

(Theo Mạnh Thắng // Báo Đất Việt)

  • 'Choáng' trước khu vườn cực khủng
  • Khoảng khắc ‘hồn nhiên’ của động vật
  • Rực rỡ sắc màu với muôn loài chim... giấy
  • Độc đáo tranh - ảnh kết hợp
  • Huyền ảo thác nước Niagara
  • Những tác phẩm từ trứng luộc siêu cute
  • Thành phố rực rỡ dưới hàng ngàn chiếc ô
  • Xây toilet lớn nhất hành tinh hút khách du lịch
  • Những tác phẩm mỹ thuật làm từ báo cũ
  • Nội thất khổng lồ
  • Khách sạn trên cây
  • Hình ảnh: Thót tim với lễ hội “bò rượt” San Fermin ở Tây Ban Nha
  • Dựng hình San Franciso từ thạch hoa quả
  • Tổ ong hình đĩa và dưa hấu "sinh đôi"
  • Siêu choáng với “siêu xe”
  • Những chiếc mũ 'độc' nhất World Cup