Giới chức Brazil cho biết các trận mưa lũ tồi tệ được coi là lớn nhất kể từ những năm 50 của thế kỷ trước ở đông nam nước này từ ngày 5/4 tới nay đã làm hơn 200 người thiệt mạng.
![]() |
Một góc Rio de Janeiro ngập trong nước nhìn từ trên cao |
Mưa lớn và lở đất cũng buộc hơn 14.000 người phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 3.200 người đang phải tá túc trong các trường học, nhà thờ và các trung tâm thể thao.
Thị trưởng thành phố Rio de Janneiro - thành phố có 16 triệu dân và là nơi đăng cai World Cup 2014 và Đại hội thể thao Olympic mùa Hè 2016, ông Eduardo Paes khẳng định ưu tiên lớn nhất của thành phố lúc này là tìm kiếm được những người vẫn còn mắc kẹt trong đống bùn đất. Ông khuyến cáo người dân tránh ra đường do các cơn mưa sẽ còn kéo dài đến hết tuần.
Phe "áo đỏ" Thái Lan bất chấp tình trạng khẩn cấp
Sáng 9/4, phe "áo đỏ" bắt đầu cuộc biểu tình quy mô lớn ở thủ đô Bangkok, bất chấp lệnh tình trạng khẩn cấp được ban bố hai ngày trước tại thủ đô và một số khu vực lân cận.
Trong khi đó, Chính phủ Thái Lan đã triển khai thêm 33.000 binh sĩ và cảnh sát tại Bangkok và một số vùng lân cận nhằm tăng cường an ninh.
Cùng ngày 9/4, Chỉ huy Cục điều tra trung ương cảnh sát Thái Lan, Trung tướng Thangai Prasjaksatru, cho biết một tòa án hình sự Thái Lan đã thông qua các lệnh bắt giữ thêm 17 thủ lĩnh cốt cán của những người biểu tình phe "áo đỏ" chống chính phủ ở thủ đô. Theo Trung ướng Thangai, các thủ lĩnh này "đã vi phạm tình trạng an ninh và phong tỏa" trung tâm thương mại ở Bangkok.
Airbus qua mặt Boeing
Hãng chế tạo máy bay châu Âu Airbus đã "qua mặt" hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ trong cuộc đua giành vị trí quán quân.
Trong quý đầu năm nay, số máy bay được Airbus chuyển giao đã tăng lên 122 chiếc so với 116 chiếc cùng kỳ năm ngoái, trong khi con số này của hãng Boeing giảm từ 121 chiếc cùng kỳ năm 2009 xuống còn 108 chiếc.
Trong năm 2009, Airbus cũng đã chuyển giao kỷ lục 498 máy bay và hứa hẹn chuyển giao số máy bay tương đương trong năm 2010.
Trong khi đó, theo hợp đồng, số máy bay sẽ được Boeing chuyển giao trong năm 2010 sẽ giảm từ 481 chiếc trong năm 2009 xuống còn 460 chiếc. Boeing đã phải giảm nhịp độ sản xuất từ tháng 6/2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhiều hãng hàng không phải hủy đơn đặt hàng mua máy bay mới.
Trung Quốc và Nepal nhất trí về độ cao của đỉnh Everest
![]() |
Đỉnh Everest nhìn từ Nepal |
Trung Quốc và Nepal cuối cùng đã tìm ra một giải pháp cho cuộc tranh cãi dai dẳng về độ cao của đỉnh Everest. Hai cách đo ngọn núi cao nhất thế giới này đều được chấp nhận: một là chiều cao tính tới hết phần mỏm đá và hai là chiều cao tính tới mỏm có tuyết phủ.
Tại cuộc đàm phán ở Katmanđu trong tuần này, phía Trung Quốc đã chấp nhận đề nghị của Nepal rằng nếu tính tới mỏm có tuyết phủ, chiều cao của núi Everest là 8.848m, đồng thời Nepal cũng chấp nhận đề nghị của Trung Quốc rằng nếu tính đến hết phần mỏm đá, chiều cao của ngọn núi này là 8.844,43m. Các kết quả này đã giúp chấm dứt cuộc tranh cãi dai dẳng suốt nhiều năm qua giữa hai bên về độ cao chính xác của ngọn núi này.
Lần đầu tiên người ta bắt đầu tiến hành đo độ cao ngọn núi này là năm 1856. Độ cao 8.848m mà mọi người biết đến từ trước tới nay do một đội đo đạc địa hình của Ấn Độ đưa ra năm 1955, và đó là số đo tính tới mỏm có tuyết phủ.
Tháng 5/1999, một nhà thám hiểm người Mỹ đã dùng công nghệ định vị toàn cầu (GPS) và đưa ra độ cao của Everest là 8.850m. Hiện con số này vẫn được Hội Địa lý quốc gia Mỹ sử dụng dù không được Nepal chính thức công nhận.
Các chuyên gia địa lý cho rằng Everest đang "lớn", bởi Ấn Độ ngày càng ở địa hình thấp hơn so với Trung Quốc và Nepal do sự dịch chuyển của các thềm lục địa.
(Theo Linh Đức // Tin Chính phủ)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com