Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Bộ NN&PTNT vừa có tờ trình Chính phủ về đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu sẽ chấm dứt thiếu đói lương thực vào năm 2012.
Năm 2008 tổng sản lượng lương thực các loại cả nước đạt 52,4 triệu tấn. |
Theo Bộ NN&PTNT, sản xuất lương thực trong những năm gần đây ở nước ta tăng lên rõ rệt, nếu năm 2000, tổng sản lượng lương thực các loại cả nước mới đạt 38,1 triệu tấn, thì đến năm 2008 đã tăng lên 52,4 triệu tấn.
Hiện dù là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, song đến năm 2007, cả nước vẫn còn 6,7% hộ thiếu đói, trong đó địa bàn nông thôn có tỷ lệ là 8,7% và hiện vẫn còn khoảng 1 triệu đồng bào miền núi cao vẫn thiếu gạo thường xuyên phải ăn ngô, sắn thay cơm.
Theo dự báo đến năm 2020, dân số nước ta sẽ có khoảng 100 triệu người và đến năm 2030 là 120 triệu người, trong khi đó, diện tích trồng lúa lại ngày càng giảm. Theo đó, nhu cầu lương thực của Việt Nam đến năm 2010 là 47 triệu tấn (tăng 3,3 triệu tấn so với năm 2007), trong đó thóc gạo là 31,1 triệu tấn (tăng gần 2 triệu tấn so với năm 2007).
Theo Cục Trồng trọt, khi dân số tăng lên, nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhu cầu về gạo giảm dần nhưng nhu cầu về thịt, cá, sữa tăng lên.
Do vậy, lượng lương thực dành cho chăn nuôi tiếp tục tăng cao, đồng thời phải chuyển một phần đất lúa sang trồng rau, quả, cây thức căn chăn nuôi và phát triển thủy sản. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa nước tiếp tục giảm do nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt vấn đề lớn nhất của chúng ta hiện nay là phải đề ra chiến lược sản xuất lúa gạo như thế nào để vừa đảm bảo được an ninh lương thực trong nước, vừa đảm bảo xuất khẩu.
Dự thảo đề án An ninh lương thực cũng như tờ trình Chính phủ về đề án An ninh lương thực Quốc gia của Bộ NN&PTNT nêu rõ, chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực vào năm 2012, nâng cao mức độ an ninh lương thực cho các nhóm có nguy cơ thiếu đói lương thực, cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho người dân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2020 còn dưới 5%....
Bộ NN&PTNT cũng đề ra mục tiêu duy trì diện tích trồng lúa tối thiểu là 3,5 triệu ha đến năm 2020 (trong đó có 3,1 triệu ha chuyên trồng lúa nước), và mức này sẽ giữ ổn định lâu dài từ sau năm 2020, đảm bảo tổng sản lượng đạt 39-41 triệu tấn thóc/năm, diện tích ngô đạt khoảng 1,3 triệu ha/năm.
Trong tờ trình của Bộ NN&PTNT cũng quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp trong việc quản lý đất nông nghiệp, đặc biệt đất trồng lúa theo quy định; điều chỉnh, khuyến khích phát triển công nghiệp, đô thị, hạ tầng trên đất không phải là đất lúa, nhất là lúa hai vụ; Nâng mức hạn điền, kéo dài thời gian giao đất, cho thuê đối với người sử dụng đất lúa để khuyến khích tích tụ ruộng đất, sản xuất lúa hàng hoá...
(Theo báo tiền phong)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com