Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Hoa Kỳ luôn được đánh giá là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tới 21,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2008. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn lo ngại rằng, trong năm 2009 nguy cơ phải đối mặt với các biện pháp bảo hộ thương mại khiến hàng hoá của Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều khi xuất khẩu vào thị trường vốn được coi là đầy tiềm năng này.
Năm 2008, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ như gạo, cà phê, hồ tiêu, nhân điều, cao su... mặc dù chi phí tăng nhưng giá lại tăng cao nên doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có lãi. Việt Nam nằm trong số các nước đứng đầu xuất khẩu cà phê, hồ tiêu, nhân điều, cao su vào Mỹ. Tuy nhiên, theo đánh giá năm 2009, một mặt là do kinh tế Mỹ khủng hoảng, một mặt các chuyên gia cũng cho rằng nguy cơ hàng xuất khẩu vào Mỹ phải đối diện với các biện pháp bảo hộ thương mại như chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ... đã rõ. Theo đó, nhiều khả năng ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này là dệt may, đồ gỗ và thủy sản sẽ là những trường hợp đầu tiên bị áp dụng các biện pháp nói trên.
Bộ Công Thương cho biết, đạo luật Lacey của Mỹ vừa được ban hành, hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/4/2009. Theo đó, các sản phẩm gỗ nhập khẩu vào quốc gia này sẽ được kiểm soát rất chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ. Hiệp hội Gỗ Việt Nam đánh giá, đạo luật này gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu hơn cả luật của EU đang áp dụng (Hiệp định FLEGT). Theo ông Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế (VCCI) thì từ cái chuôi dao vào Mỹ cũng phải chứng minh được xuất xứ gỗ. Hơn nữa, thị trường bất động sản của Mỹ đang trầm lắng cũng là nguyên nhân khiến đồ gỗ xuất khẩu của chúng ta gặp nhiều khó khăn.
Mặt hàng dệt may cũng là mặt hàng có lượng xuất khẩu sang Mỹ rất lớn với vị trí số 1. Tuy nhiên, hàng dệt may từ Trung Quốc vừa được Hoa Kỳ dỡ bỏ hạn ngạch khiến nhiều người lo ngại, năm 2009 mặt hàng này sẽ ồ ạt từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Và như vậy, hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn để có thể xâm nhập vào thị trường Mỹ. Theo nhìn nhận của các nhà kinh doanh thì năm 2009, áp lực giảm giá đối với hàng dệt may của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ là rất lớn. Bà Nguyễn Thị Hồng Tín - Trưởng ban Nghiên cứu xúc tiến thị trường của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định, kể từ 1/2/2009, luật mới về an toàn sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ cũng có những quy định mới về hàng dệt may và các mặt hàng của Việt Nam cũng phải nằm trong danh mục điều chỉnh của rất nhiều những quy định và lộ trình thực hiện khác nhau.
Trước những e ngại trên, bà Nancy Nord - quyền Chủ tịch ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC) cho biết, bản thân CPSC không muốn có hành động pháp lý để ngăn chặn sản phẩm không đủ tiêu chuẩn của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ, cũng như không muốn có những tranh chấp thương mại nào nảy sinh giữa hai nước. Tuy nhiên, có một đạo luật mới về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm tiêu dùng vừa được thông qua ở Mỹ. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam muốn bán nhiều hàng vào Hoa Kỳ thì phải hiểu được tiêu chuẩn, yêu cầu của thị trường Mỹ để có thể xuất khẩu sản phẩm vừa có chất lượng tốt, lại vừa có độ an toàn cao.
(theo báo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com