Năm 2009, mục tiêu xuất khẩu của ngành chè là 117 ngàn tấn, với kim ngạch khoảng 167 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2008.
Năm 2008, khối lượng chè xuất khẩu mới chỉ đạt 104.000 tấn, trị giá đạt 147 triệu USD, giảm 5,4% về lượng nhưng tăng nhẹ 0,2% về trị giá so với năm 2007. Nguyên nhân sụt giảm lượng xuất khẩu chè năm 2008 do khách hàng lớn của ngành chè Việt Nam là Trung Quốc đột ngột không nhập hàng khiến cho một lượng lớn chè thành phẩm bị ứ đọng không tiêu thụ được.
Pakistan, Đài Loan, Nga là những thị trường nhập khẩu nhiều chè Việt Nam trong năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan cả năm đạt 21,4 triệu USD với sản lượng đạt 17.648 tấn, tuy giảm 7,88% về lượng nhưng lại tăng 17,3% về trị giá so với năm 2007.
Kim ngạch xuất khẩu chè sang Pakistan cả năm đạt 27.258 tấn, với trị giá 32,8 triệu USD, tăng 23,2% về lượng và 11,1% về trị giá và trở thành thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008.
Tuy nhiên, nhiều thị trường đã giảm mạnh nhập khẩu cả về lượng và trị giá trong năm 2008. Arập xếut giảm 67,2% về lượng và 57,5% về trị giá, chỉ đạt 1.700 tấn, với trị giá 3,8 triệu USD; Thổ nhĩ Kỳ giảm 36,4% về lượng và 20,8% về trị giá, với lượng nhập 1.143 tấn, trị giá 2,3 triệu USD.
Nguyên nhân sụt giảm lượng xuất khẩu chè năm 2008 do khách hàng lớn của ngành chè Việt Nam là Trung Quốc đột ngột không nhập hàng khiến cho một lượng lớn chè thành phẩm bị ứ đọng không tiêu thụ được.
Tất cả những nguyên nhân đó đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp chè trong nước, khi hầu hết đều là những doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ. Cộng thêm với những khó khăn trước đó như lãi suất cơ bản ở mức cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế… đã khiến cho không ít doanh nghiệp ngay từ những tháng chính vụ đã phải tạm đóng cửa.
Năm 2009, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn tiếp tục được dự báo là khó khăn vì vậy để đạt mục tiêu trên ngành chè cần phải phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, địa phương, các bộ, ngành để có hướng đột phá nâng cao chất lượng chè và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi đây là vấn đề hết sức quan trọng để ngành chè vươn ra thị trường thế giới. Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, ngành chè cần mở ra các thị trường mới, như: Đức, Hà Lan, Ba Lan, Ả Rập Xê út… Mặt khác, ngành chè cần sớm khôi phục lại thị trường I rắc.
Hiện nay, sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “Chè Việt” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Kenya.
Năm 2009, mục tiêu xuất khẩu của ngành chè là 117 ngàn tấn, với kim ngạch khoảng 167 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2008.
Thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 2008 tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng với đà tăng trưởng cao, đặc biệt từ năm 2006 trở lại đây. Các kết quả này đã khẳng định đường lối của Ðảng và Nhà nước về vai trò quan trọng của nguồn vốn này cùng với vai trò quyết định của các nguồn vốn trong nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước được thực thi hiệu quả và sẽ tiếp tục được thực hiện trong giai đoạn tới với nhiều giải pháp mới phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế hiện nay.
Với các biện pháp của Chính phủ đã ban hành nhằm kiềm chế lạm phát, thực hiện tiết kiệm trong chi phí công, cắt giảm đầu tư các công trình không hiệu quả hoặc chưa cần thiết, xử lý linh hoạt việc tăng thuế nhập khẩu, nộp thuế trước khi thông quan, quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động…
Trong năm 2008, thị trường dầu lửa đã trải qua giai đoạn biến động nhất trong lịch sử. Sau giai đoạn tăng giá liên tục, thiết lập mức cao kỷ lục 147 USD/thùng vào ngày 11/7/2008 thì ngay sau đó giá dầu đã rơi vào giai đoạn tụt dốc mạnh, xuống còn 34,64 USD/thùng vào ngày 19/2/2009, giảm tới 76,5% so với mức đỉnh cao và là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Với mục tiêu phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh theo hướng hiện đại, năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao góp phần thiết thực xây dựng Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố Cảng, công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. Vừa qua, UBND thành phố có quyết định số 2571/QĐ-UBND phê duyệt đề án "Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp Hải Phòng đến năm 2010 và 2020".
Hoa Kỳ luôn được đánh giá là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tới 21,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2008. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn lo ngại rằng, trong năm 2009 nguy cơ phải đối mặt với các biện pháp bảo hộ thương mại khiến hàng hoá của Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều khi xuất khẩu vào thị trường vốn được coi là đầy tiềm năng này.
Tỷ giá là đề tài được quan tâm khá nhiều từ đầu năm 2009 đến nay. Hầu hết các tổ chức cũng như báo cáo gần đây đều có xu hướng dự báo tỷ giá có chiều hướng tăng, thậm chí còn xuất hiện lo ngại tỷ giá USD/VND có thể lên tới mức xấp xỉ 20.000 vào thời điểm cuối năm 2009.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có buổi làm việc với các doanh nghiệp và Hiệp hội Kinh doanh chế biến nông sản về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong năm 2008 và đưa ra những giải pháp để tăng trưởng xuất khẩu năm 2009.
Những ngày vừa qua, giá hồ tiêu thu mua tại các nhà vườn ở khu vực Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tăng giá thêm 2.000 – 4.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2008. Cụ thể, giá hạt tiêu xô giá 34.000 – 35.000 đồng/kg; hạt tiêu trắng có giá 56.000 đồng/kg. Giá xuất khẩu hạt tiêu đen ở mức 2.100 USD đến 2.400 USD/tấn; hạt tiêu trắng là 3.500 USD/tấn.
Bộ NN&PTNT vừa có tờ trình Chính phủ về đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu sẽ chấm dứt thiếu đói lương thực vào năm 2012.
Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800 USD/tấn, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008.
Giới phân tích cho rằng trong thời buổi kinh tế đang khó khăn hiện nay các nhà chế tạo ô tô không nên kỳ vọng vào một sự cải thiện nhanh về nhu cầu.
Năm 2009, ngành Công thương thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là 1,09 tỷ USD, tăng 20% so với thực hiện 2008.
Khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu tiếp tục tác động tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế toàn cầu, kéo theo đó là giá hàng hoá sẽ tiếp tục đứng ở mức rất thấp và nhu cầu nhập khẩu hàng hoá toàn cầu giảm mạnh. Điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu hàng hoá của nước ta, nhất là trong giai đoạn nửa đầu năm 2009.
Theo nhận định của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (Agroinfo - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2009 ngành chăn nuôi sẽ phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn chồng chất về mặt bằng giá cả, thiên tai dịch bệnh và đặc biệt là sự thay đổi thói quen tiêu dùng, bởi người tiêu dùng chỉ chọn sản phẩm an toàn...