Khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu tiếp tục tác động tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế toàn cầu, kéo theo đó là giá hàng hoá sẽ tiếp tục đứng ở mức rất thấp và nhu cầu nhập khẩu hàng hoá toàn cầu giảm mạnh. Điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu hàng hoá của nước ta, nhất là trong giai đoạn nửa đầu năm 2009.
Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước năm 2009 có thể sẽ chỉ tăng khoảng 2-3%, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng tới 13% mà Quốc hội, Chính phủ và Bộ Công Thương đã đề ra. Cơ sở của dự báo này là:
Khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hoá sụt giảm mạnh.
Giá xuất khẩu nhiều mặt hàng giảm mạnh. Hiện nay, giá xuất khẩu dầu thô của nước ta hiện đã giảm xuống còn 40 USD/thùng, chỉ bằng 40% so với giá xuất khẩu trung bình trong năm 2008, giá xuất khẩu cà phê là 1.680 USD/T, bằng 84%; cao su là 1.500 USD/T, bằng 65%, gạo là 420 USD/T, bằng 70%, nhân điều là 4000 USD/T, bằng 76%, hạt tiêu là 2.250 USD/T, bằng 67%…
Khối lượng xuất khẩu ở các mặt hàng nông, lâm sản và khoáng sản đã lên đến ngưỡng và khó tăng thêm nhiều. Đặc biệt, kể từ năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu đi vào hoạt động và sẽ sử dụng khoảng 3,5 triệu tấn dầu thô khai thác ở trong nước.
Các mặt hàng công nghiệp có kim ngạch lớn là dệt may, giày dép sẽ gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do năm 2009 Mỹ sẽ bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt may đối với Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh lớn của hàng dệt may Việt Nam; EU không gia hạn quy chế GSP đối với hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam, nhiều hàng rào phi quan thuế và các biện pháp bảo hộ tinh vi được các nước dựng lên như Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai Dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), dựa trên việc yêu cầu chứng nhận quy trình sản xuất chế biến (cá tra, ba sa…) từ các nước xuất khẩu cũng như các nhà sản xuất chế biến tại Mỹ, đạo luật Lacey vừa được ban hành tại Mỹ, bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay và đầu năm sau cũng thắt chặt hơn việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ. Tại EU, theo Hiệp định “tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ (FLEGT), được ban hàng nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thông qua các bằng chứng gốc, Quyết định ngày 22/9/2008 của Hội đồng châu Âu (EC) thiết lập hệ thống phòng ngừa và ngăn chặn đánh bắt cá kinh doanh bất hợp pháp…
Nhưng năm 2009 hoạt động xuất khẩu của nước ta cũng có một số thuận lợi đó là:
Thu hút và thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh trong những năm vừa qua sẽ là cơ sở để xuất khẩu của nước ta không chỉ tăng cao trong năm 2009 mà cả trong những năm tiếp theo. Năm 2008 thực hiện vốn FDI đạt 11,5 tỉ USD, tăng 39% so với năm 2007.
Xuất khẩu của nước ta chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu thô, các mặt hàng nông, lâm sản và hàng thiết yếu có giá trị thấp. Cho nên khối lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ không bị giảm mạnh bởi tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu.
Lợi thế về ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Chi phí đầu vào cùng với lãi suất giảm mạnh sẽ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu nói riêng.
Năm 2009, mục tiêu xuất khẩu của ngành chè là 117 ngàn tấn, với kim ngạch khoảng 167 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2008.
Thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 2008 tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng với đà tăng trưởng cao, đặc biệt từ năm 2006 trở lại đây. Các kết quả này đã khẳng định đường lối của Ðảng và Nhà nước về vai trò quan trọng của nguồn vốn này cùng với vai trò quyết định của các nguồn vốn trong nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước được thực thi hiệu quả và sẽ tiếp tục được thực hiện trong giai đoạn tới với nhiều giải pháp mới phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế hiện nay.
Với các biện pháp của Chính phủ đã ban hành nhằm kiềm chế lạm phát, thực hiện tiết kiệm trong chi phí công, cắt giảm đầu tư các công trình không hiệu quả hoặc chưa cần thiết, xử lý linh hoạt việc tăng thuế nhập khẩu, nộp thuế trước khi thông quan, quản lý nhập khẩu bằng giấy phép tự động…
Trong năm 2008, thị trường dầu lửa đã trải qua giai đoạn biến động nhất trong lịch sử. Sau giai đoạn tăng giá liên tục, thiết lập mức cao kỷ lục 147 USD/thùng vào ngày 11/7/2008 thì ngay sau đó giá dầu đã rơi vào giai đoạn tụt dốc mạnh, xuống còn 34,64 USD/thùng vào ngày 19/2/2009, giảm tới 76,5% so với mức đỉnh cao và là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Với mục tiêu phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh theo hướng hiện đại, năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao góp phần thiết thực xây dựng Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố Cảng, công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. Vừa qua, UBND thành phố có quyết định số 2571/QĐ-UBND phê duyệt đề án "Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp Hải Phòng đến năm 2010 và 2020".
Hoa Kỳ luôn được đánh giá là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tới 21,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2008. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn lo ngại rằng, trong năm 2009 nguy cơ phải đối mặt với các biện pháp bảo hộ thương mại khiến hàng hoá của Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều khi xuất khẩu vào thị trường vốn được coi là đầy tiềm năng này.
Tỷ giá là đề tài được quan tâm khá nhiều từ đầu năm 2009 đến nay. Hầu hết các tổ chức cũng như báo cáo gần đây đều có xu hướng dự báo tỷ giá có chiều hướng tăng, thậm chí còn xuất hiện lo ngại tỷ giá USD/VND có thể lên tới mức xấp xỉ 20.000 vào thời điểm cuối năm 2009.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có buổi làm việc với các doanh nghiệp và Hiệp hội Kinh doanh chế biến nông sản về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong năm 2008 và đưa ra những giải pháp để tăng trưởng xuất khẩu năm 2009.
Những ngày vừa qua, giá hồ tiêu thu mua tại các nhà vườn ở khu vực Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tăng giá thêm 2.000 – 4.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2008. Cụ thể, giá hạt tiêu xô giá 34.000 – 35.000 đồng/kg; hạt tiêu trắng có giá 56.000 đồng/kg. Giá xuất khẩu hạt tiêu đen ở mức 2.100 USD đến 2.400 USD/tấn; hạt tiêu trắng là 3.500 USD/tấn.
Bộ NN&PTNT vừa có tờ trình Chính phủ về đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu sẽ chấm dứt thiếu đói lương thực vào năm 2012.
Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800 USD/tấn, tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008.
Giới phân tích cho rằng trong thời buổi kinh tế đang khó khăn hiện nay các nhà chế tạo ô tô không nên kỳ vọng vào một sự cải thiện nhanh về nhu cầu.
Năm 2009, ngành Công thương thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là 1,09 tỷ USD, tăng 20% so với thực hiện 2008.
Khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu tiếp tục tác động tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế toàn cầu, kéo theo đó là giá hàng hoá sẽ tiếp tục đứng ở mức rất thấp và nhu cầu nhập khẩu hàng hoá toàn cầu giảm mạnh. Điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu hàng hoá của nước ta, nhất là trong giai đoạn nửa đầu năm 2009.
Theo nhận định của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (Agroinfo - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2009 ngành chăn nuôi sẽ phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn chồng chất về mặt bằng giá cả, thiên tai dịch bệnh và đặc biệt là sự thay đổi thói quen tiêu dùng, bởi người tiêu dùng chỉ chọn sản phẩm an toàn...