Trong chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch, khi lạm phát được kiềm chế và các cân đối vĩ mô ổn định tốt hơn sẽ phấn đấu đạt tộc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức 7%.
Sau 2 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt, nhưng xuất khẩu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 tăng 33,9% so với năm 2007, (năm 2008 ước nhập siêu khoảng 19 tỷ USD, bằng 29,2% kim ngạch xuất khẩu và tương đương năm 2007).
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), có được kết quả này là nhờ Chính phủ áp dụng mạnh mẽ nhiều biện pháp giảm nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, đã góp phần kiềm chế nhập khẩu và giảm nhập siêu một cách rõ rệt Đây là một trong những kết quả nổi bật nhất về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2008.
Kết quả nổi bật tiếp theo có thể kể đến là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Theo dự báo của Bộ KHĐT, ước vốn FDI năm 2008 thực hiện đạt 10 - 11 tỷ USD, vốn đăng ký tăng gấp 3 lần so với năm 2007.
Thu ngân sách nhà nước năm 2008 ước tăng 26,3% so với năm 2007 và số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập, đăng ký mới tăng mạnh, đặc biệt là đã xuất hiện số lượng đáng kể DN khoa học - công nghệ là những điểm sáng nổi bật trong việc thực hiện kinh tế - xã hội năm 2008.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền cũng đã bày tỏ quan điểm đồng tình với những thành tựu kể trên và nhận định rằng: “Đến nay, tuy thời gian thực hiện các nhóm giải pháp chưa dài, nhưng từng nội dung của mục tiêu đề ra bước đầu đã đạt được một số kết quả cụ thể, từng bước củng cố niềm tin của nhân dân cũng như nhà đầu tư trong và ngoài nước, cộng đồng DN vào chính sách, sự điều hành và tính ổn định của nền kinh tế”.
Tuy nhiên, đánh giá một cách toàn diện, tổng thể về tình hình kinh tế - xã hội năm 2008, Bộ KHĐT cũng nhận định vẫn còn 7 hạn chế, tồn tại, trong đó có việc tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt chỉ tiêu mà Quốc hội đã đề ra là 7% và cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí chưa đạt được kết quả như mong đợi.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng nhận định, những chuyển biến trong phát triển kinh tế năm 2008 mới chỉ là bước đầu, kết quả đạt được chưa thực sự vững chắc. Cụ thể, nhiều chỉ tiêu đã đạt được năm 2007 thì năm 2008 không đạt được. Nếu như năm 2007 chỉ có 2/21 chỉ tiêu không hoàn thành kế hoạch (tỷ lệ sinh và tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu) thì năm 2008 có tới 9 chỉ tiêu dự báo không hoàn thành kế hoạch.
Điều này cho thấy sự thiếu bền vững trong phát triển kinh tế trong trung hạn đã dẫn đến hệ quả là tốc độ tăng trưởng GDP khó đạt mục tiêu đề ra, lạm phát có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức cao, chi ngân sách vẫn nằm trong tình trạng bội chi sát mức cho phép, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm…
Bên cạnh những khó khăn, yếu kém đã tích tụ từ những năm trước, những khó khăn mới phát sinh do tác động không mong muốn của việc thực thi các giải pháp về kiềm chế lạm phát.
Vì vậy, những hạn chế trong chỉ đạo điều hành cần phải được tập trung khắc phục sớm trong thời gian tới. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là thiếu sự đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành. Cụ thể, trong khi Quốc hội điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng GDP từ 8,5% - 9,0% xuống còn 7,0% nhưng phần lớn các địa phương không điều chỉnh.
Tại phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước những tác động của tình hình kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, Bộ KHĐT đề xuất 3 phương án tăng trưởng GDP năm 2009.
Phương án 1 (GDP tăng trưởng 7%) dựa trên dự báo kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, lạm phát và giá cả các loại nguyên liệu cơ bản trên thế giới vẫn còn ở mức cao nhưng không có đột biến lớn.
Ở trong nước, đầu tư phát triển tiếp tục tăng cao trong điều kiện nền kinh tế còn tạm thời khó khăn; DN thuộc mọi thành phần kinh tế năng động trong việc xử lý các tác động của lạm phát để ổn định sản xuất - kinh doanh.
Phương án 2 (tăng trưởng GDP là 7,5%) nếu tình hình kinh tế thế giới lạc quan hơn và phương án 3 (GDP tăng trưởng 6,5%) dựa trên cơ sở những khó khăn của hệ thống tài chính thế giới chậm được khắc phục, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng trì trệ, lạm phát toàn cầu tiếp tục tăng cao… tạo ra những áp lực xấu tới kinh tế trong nước.
Sau khi phân tích tình hình và các yếu tố hình thành 3 phương án tăng trưởng GDP, Bộ KHĐT đề nghị chọn phương án 1. Trong chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch, khi lạm phát được kiềm chế và các cân đối vĩ mô ổn định tốt hơn sẽ phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn.
Dự báo kinh tế thế giới năm 2009 vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường mặc dù đến nay tình hình giá cả các mặt hàng chiến lược đã có xu hướng giảm dần.
Những tác động đã và đang diễn ra từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến hầu hết hiệp hội ngành nghề lo ngại về khả năng hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu năm 2009.
Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII cho biết, tổng thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2008 ước khoảng 399 nghìn tỷ đồng, tổng chi NSNN ước 474,28 nghìn tỷ đồng, bội chi NSNN năm nay khoảng 66,2 nghìn tỷ đồng, bằng 4,95% GDP.
Tại Hội nghị giao ban xuất nhập khẩu (XNK) diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết: kim ngạch XNK 9 tháng của năm 2008 đều tăng cao, trong đó xuất khẩu (XK) đạt 48,56 tỷ USD, tăng 39%; NK đạt 64,1 tỷ USD, tăng 47,6% so cùng kỳ năm 2007.Để đạt những mục tiêu XNK trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và diễn biến phức tạp, hội nghị đã nêu một số giải pháp cần triển khai trong thời gian tới.
Tại Hội nghị giao ban xuất nhập khẩu (XNK) diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết: kim ngạch XNK 9 tháng của năm 2008 đều tăng cao, trong đó xuất khẩu (XK) đạt 48,56 tỷ USD, tăng 39%; NK đạt 64,1 tỷ USD, tăng 47,6% so cùng kỳ năm 2007.
Trong chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch, khi lạm phát được kiềm chế và các cân đối vĩ mô ổn định tốt hơn sẽ phấn đấu đạt tộc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức 7%.
Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến kinh tế tăng trưởng 7% và giữ lạm phát dưới 15% trong năm 2009, song nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nên đặt mục tiêu thấp hơn một chút, thậm chí có thể dưới 6%..
Trong báo cáo mới đây nhất, Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kong – Thượng Hải (HSBC) đã nâng mức dự báo Vn-Index lên 450 điểm sau nhiều lần liên tiếp giữ vững mức dự báo 400 điểm bất chấp thị trường khởi sắc trong tháng 8 vừa qua.
Hôm nay (17/10), Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong công tác chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước trong năm 2008, làm rõ những việc làm được và chưa làm được, các nguyên nhân và tồn tại cần khắc phục...
Chưa thể chờ đợi sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam ngay cuối năm 2008, nhưng từ đầu quý III/2009, những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) công bố trong Cuốn Cập nhật Triển vọng phát triển châu Á 2008 (ADO Update) dự báo năm 2009 GDP của Việt Nam sẽ là 6%. Lạm phát của năm 2009 sẽ giảm so với mức dự kiến năm 2008, đứng ở mức 17,5%
Nhiều chuyên gia ngành thủy sản dự báo, cá tra nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy sẽ khan hiếm vào giữa cuối quí 4-2008 và thiếu nghiêm trọng vào quí 1-2009.
Trung tâm Thông tin dự báo kinh tế xã hội (KTXH) quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phát hành báo cáo “Bối cảnh kinh tế thế giới và dự báo chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 2009” nhằm chuẩn bị xây dựng các chỉ tiêu phát triển cho năm 2009. Báo cáo được lập trên cơ sở tình hình KTXH được cập nhật đến tháng 8, cho thấy năm tới nền kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức.
Theo Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế Viện Nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm có nhiều điểm nhấn, rất nhiều cái nhất, so với thời kỳ 15-16 năm gần đây (cả những cái nhất về tiêu cực và cái nhất về tích cực).